THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tái định vị thương hiệu – Cuộc chiến trong tâm trí khách hàng

Khi thị trường và thị hiếu của khách hàng thay đổi, thương hiệu muốn tiếp tục khẳng định vị thế, chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì cho dù từng thành công và có thâm niên, thì việc tái định vị là giải pháp cần thiết cho bất cứ thương hiệu nào. Cùng tham khảo ngay bài viết này với IRTech để tìm hiểu về chiến lược kinh doanh này nhé!

Tái định vị thương hiệu là gì? Tại sao cần tái định vị thương hiệu?

1. Tái định vị thương hiệu là gì?

“Khi thời vận thay đổi, thương hiệu cũng cần phải đổi thay”

Có rất nhiều khái niệm về tái định vị thương hiệu nhưng chung lại, đây là một quá trình thay đổi hình ảnh của một doanh nghiệp trong nhận thức, cảm nhận của người tiêu dùng nói chung và nhân viên của chính doanh nghiệp đó nói riêng. 

Tái định vị thương hiệu không chỉ về logo, slogan

Thương hiệu được sinh ra, tồn tại và phát triển theo vòng đời của thương hiệu. Tùy thuộc vào các yếu tố như ngành nghề, sự phát triển công nghệ, văn hóa xã hội, quy định pháp luật liên quan… mà vòng đời của thương hiệu có độ dài ngắn khác nhau. Ngay cả khi thương hiệu đã tồn tại trong một thời gian dài và dành được sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng thì chiến lược kinh doanh tái định vị vẫn cần thiết.

2. Tại sao nên tái định vị thương hiệu?

Theo thời gian, với sự xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, đi cùng nhu cầu của đại bộ phận khách hàng mục tiêu có sự dịch chuyển. Buộc thương hiệu phải kết hợp cùng lúc nhiều phương án xoay chuyển tình hình. Từ làm mới dòng sản phẩm, hoặc thay đổi khách hàng mục tiêu cho đến thay đổi hình ảnh, tông giọng và nhiều yếu tố khác về bản sắc thương hiệu.

Lúc này tái định vị thương hiệu không còn là một lựa chọn, mà nó trở thành giải pháp bắt buộc nhằm mục đích sớm giải quyết tốt tình thế. Khi mà:  

2.1 Tái định vị khi cải tiến sản phẩm:

Nhiều thương hiệu đang rất e ngại trước những lựa chọn cải tiến, làm mới hay thậm chí là thay đổi hoàn toàn dòng sản phẩm. Nhưng thị trường ngày nay đã không còn chỗ cho những chiến lược thương hiệu cũ kĩ. Đang có quá nhiều công ty, quá nhiều thương hiệu và quá nhiều thông điệp quảng cáo trùng lặp.

Thương hiệu Burberry khéo léo bổ sung thêm yếu tố vào định vị thương hiệu

Vì vậy khi xác định sẽ tham gia và chiếm lĩnh một thị trường hoàn toàn mới, cung cấp chuỗi giá trị mới thông qua thay đổi triệt để dòng sản phẩm. Cần ngay lập tức tái định vị thương hiệu trên thị trường. Như một động thái để dũng cảm cởi bỏ lớp áo định vị và nhận thức đã cũ, sớm chiếm lĩnh và tạo dựng độc quyền nhận thức nơi tâm trí khách hàng.

2.2 Tái định vị khi sứ mệnh thay đổi

Cùng với tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu cũng là một trong những yếu tố nền tảng của bản sắc thương hiệu. Tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu luôn đi song hành cùng nhau, nhưng chúng mang ý nghĩ và vai trò hoàn toàn khác biệt. Sứ mệnh thương hiệu có thể thay đổi linh hoạt, cũng bởi sứ mệnh là những suy nghĩ, quan điểm và hành động của thương hiệu ở ngay thời điểm thực tại. Nhằm phục vụ cho mục đích sau cùng là sớm hiện thực hóa tầm nhìn, nâng tầm vị thế và giúp thương hiệu trao đi những thông điệp tích cực đến khách hàng.

Hầu hết các thương hiệu lớn sau khi đã phát triển từ 10 đến 20 năm đều phải đánh giá lại và có sự thay đổi về nhận diện của mình. Viettel với câu chuyện về “ông chú” trong những năm gần đầy đã có cho thấy yêu cầu phải có sự thay đổi.

3. Cần làm gì trước khi tái định vị thương hiệu

Để xác định tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược và xác định yếu các yếu tố trọng tâm:

  • Hiểu sứ mệnh và giá trị của thương hiệu
  • Xây dựng chiến lược tái định vị phù hợp với thương hiệu
  • Cân nhắc thị trường và sự cạnh tranh để đưa ra thời điểm thi hành phù hợp

Nếu doanh nghiệp nghiên cứu chu đáo trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh tái định vị thì cơ hội sở hữu tệp khách hàng tiềm năng rất lớn. Doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng về những hình ảnh, trải nghiệm mới khi đáp ứng được nhu cầu khách hàng và in đậm trong tâm trí mỗi vị khách, khẳng định vị thế lâu dài trên cuộc đua cạnh tranh.

Tái định vị không phải là một lựa chọn tiêu cực, nhưng chắc chắn chẳng ai muốn “tắm hai lần trên một dòng sông”. Việc một lần nữa định vị lại “cái hiệu được thương” của doanh nghiệp sẽ giúp điều chỉnh những hệ quả vốn xuất phát từ sai sót trong định vị trước và đồng thời thay đổi phù hợp với giai đoạn mới. Thế nhưng doanh nghiệp cần phải đánh giá phù hợp và có chiến lược thay đổi phù hợp trước khi quá muộn. IRTech hy vọng bài viết này đem lại thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Xây dựng kênh thương hiệu 4.0 và ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang cho rằng mục tiêu bán hàng và xây dựng thương hiệu chỉ có thể chọn 1 trong 2. Thế nhưng, việc tăng trưởng kinh doanh và tạo dựng thương hiệu in đậm trong lòng khách hàng hoàn toàn có thể triển khai cùng 1 lúc. Không ít ông lớn trong các ngành đã và đang thành công mở rộng kênh bán với mobile app thương hiệu, thành công với bước đầu ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cùng IRTech tìm hiểu ngay! Xem thêm
Blog Figure

Tài liệu tăng cao hiệu suất với 3 mô hình tổ chức cho sales

50% những phòng ban kinh doanh xuất sắc đều có quy trình kinh doanh được xác lập thành văn bản rõ ràng so với tỷ lệ 28% các tổ chức kinh doanh kém hiệu quả. Xây dựng đội Sales thực chiến luôn là mong muốn hàng đầu của doanh nghiệp, nhưng đi liền với đó là các bài toán nan giải về nâng cao năng suất và khai thác thị trường tối đa. Cùng tham khảo 3 mô hình tổ chức đội Sales sẽ giúp chủ doanh nghiệp, nhà quản lý chuẩn hóa hoạt động kinh doanh! Xem thêm
Blog Figure

85,500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê cho biết số doanh nghiệp rút lui khỏi nền kinh tế trong 8/2021 lên tới 85.500 doanh nghiệp và tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, 24.000 doanh nghiệp đăng ký rút lui khỏi thị trường tăng 6,6%.  Xem thêm
Blog Figure

Nhìn lại ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo tăng trưởng năm 2023

Những chính sách mở cửa, các gói kích cầu cũng như trợ lực cho doanh nghiệp, người tiêu dùng như giảm thuế đã giúp cho doanh nghiệp ngành bán lẻ và nền kinh tế Việt Nam lấy lại cân bằng nhanh chóng. Theo dõi ngay báo cáo cập nhập ngành bán lẻ năm 2022 và dự báo xu hướng kinh doanh ngành bán lẻ 2023!  Xem thêm
Blog Figure

Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Xây dựng thương hiệu là chiến lược truyền thông mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ với mục tiêu tạo dựng tên tuổi, hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Nó có vai trò quan trọng không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc vào tiềm thức của khách hàng mà còn có mục đích truyền tải thông điệp kinh doanh của công ty. Vậy bạn đã hiểu đúng và biết về các chiếc lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!