So sánh Callbot và Chatbot: Đâu là trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp?
Nội dung bài viết
- Khám phá lợi ích vượt trội của hai nhân sự ảo Callbot và Chatbot
- 1. Định nghĩa về Callbot và Chatbot
- 2. So sánh Callbot và Chatbot
- 3. Ứng dụng Callbot và Chatbot trong doanh nghiệp
- 4. Doanh nghiệp nên lựa chọn Callbot hay Chatbot
- 5. Chatbot trong giải pháp ERP AI – Trợ thủ đắc lực nâng cao hiệu suất doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang dần chuyển mình với những công nghệ thông minh, trong đó Callbot và Chatbot nổi lên như hai trợ thủ đắc lực, giúp nâng cao trải nghiệm, rút ngắn thời gian phản hồi và CSKH. Nhưng đâu mới là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn? Cùng IRTECH khám phá sự khác biệt để đưa ra lựa chọn thông minh!

Khám phá lợi ích vượt trội của hai nhân sự ảo Callbot và Chatbot
1. Định nghĩa về Callbot và Chatbot
1.1. Công cụ Chatbot là gì?
Chatbot là một loại bot giao tiếp bằng văn bản thông qua giao diện trò chuyện. Nó có thể được tích hợp vào trang web, ứng dụng di động hoặc các nền tảng nhắn tin. Chatbot hoạt động bằng cách trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin, hỗ trợ và giải quyết vấn đề cho khách hàng.
1.2. Công cụ Callbot là gì?
Callbot, hay còn gọi là Voicebot, là một loại bot giao tiếp bằng giọng nói thay vì văn bản như chatbot. Callbot có khả năng gọi điện thoại và xử lý cuộc gọi thay cho con người. Với các truy vấn khó, callbot sẽ chuyển tới các bộ phận có liên quan để nhân viên người thật sẽ trực tiếp giải đáp, tư vấn chuyên sâu, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2. So sánh Callbot và Chatbot
Callbot và Chatbot đều là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giao tiếp với khách hàng. Dưới đây là những điểm chung của 2 giải pháp này:
2.1. Điểm giống nhau giữa Callbot và Chatbot
- Tăng trải nghiệm cho khách hàng
Callbot và Chatbot thế hệ mới, được trang bị công nghệ tiên tiến như nhận diện cảm xúc và ý định, có khả năng phản hồi khách hàng một cách tự nhiên như con người.
Theo nghiên cứu của Aberdeen Research, các công ty ứng dụng công nghệ AI trong giao tiếp với khách hàng có tỷ lệ hài lòng tăng gấp 3,5 lần so với những doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ này.
- Tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp
Việc sử dụng Callbot và Chatbot giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành đáng kể, đặc biệt là trong các bộ phận chăm sóc khách hàng, telesales và hỗ trợ kỹ thuật. Nhờ khả năng tự động hóa, các bot có thể xử lý hàng trăm đến hàng nghìn yêu cầu cùng lúc, giảm bớt gánh nặng cho nhân viên và hạn chế sai sót trong quy trình làm việc.

- Hỗ trợ thu thập thông tin cho doanh nghiệp
Một số Callbot và Chatbot có khả năng tự động ghi nhớ lịch sử tìm kiếm, phân tích phản hồi từ khách hàng để đưa ra gợi ý cá nhân hóa. Nhờ đó, chúng giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin đúng nhu cầu, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong quá trình giao tiếp, Công cụ Callbot và Chatbot AI có thể nhận diện sở thích, thói quen của khách hàng để đề xuất sản phẩm, dịch vụ phù hợp, tạo trải nghiệm mua sắm tối ưu.
2.2. Callbot và Chatbot khác nhau như thế nào
Mặc dù đều là những sản phẩm công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tiếp thị và chăm sóc khách hàng, nhưng Callbot và Chatbot vẫn có những điểm khác biệt quan trọng.
Tiêu chí | Callbot | Chatbot |
Hình thức tương tác | Đàm thoại – Giọng nói. | Văn bản, hình ảnh, video. |
Đối tượng sử dụng | Khách hàng. | Khách hàng, các doanh nghiệp. |
Cách thức hoạt động | – Giải đáp thắc mắc qua cuộc gọi tự động. – Nhắc lịch hẹn, thanh toán, bảo trì. – Xử lý cuộc gọi lớn cùng lúc. | – Hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua tin nhắn (website, mạng xã hội). – Tư vấn sản phẩm, chốt đơn hàng. – Hỗ trợ CSKH 24/7 bằng văn bản. |
Kênh hoạt động | Điện thoại, tổng đài tự động. | Website, mạng xã hội, ứng dụng, tin nhắn. |
Khả năng xử lý dữ liệu | Có thể gặp khó khăn với tạp âm hoặc giọng vùng miền. | Xử lý văn bản chính xác hơn, dễ phân tích và lưu trữ dữ liệu cho các chiến dịch tiếp thị. |
3. Ứng dụng Callbot và Chatbot trong doanh nghiệp
3.1. Trong việc chăm sóc khách hàng
Công cụ Callbot và Chatbot giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng, đảm bảo phản hồi nhanh chóng và chính xác mà không cần đến sự can thiệp của nhân viên trong các tình huống đơn giản.
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7: Callbot và Chatbot có thể trả lời các câu hỏi thường gặp như thông tin sản phẩm, chính sách đổi trả, hướng dẫn sử dụng…
- Giảm tải áp lực cho tổng đài viên: Công cụ Callbot có thể tiếp nhận cuộc gọi, hỗ trợ khách hàng đặt hàng, kiểm tra đơn hàng mà không cần nhân viên thực hiện thủ công.

3.2. Trong bán hàng và tiếp thị
Callbot và Chatbot đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với khách hàng tiềm năng, thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh hơn và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Cụ thể:
- Tư vấn sản phẩm theo nhu cầu khách hàng: Công cụ Chatbot có thể gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử tìm kiếm, sở thích và hành vi trước đó của khách hàng.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Callbot có thể gọi điện nhắc khách hàng hoàn tất đơn hàng bị bỏ dở, tư vấn chương trình ưu đãi hấp dẫn để thúc đẩy quyết định mua sắm.
4. Doanh nghiệp nên lựa chọn Callbot hay Chatbot
Callbot và Chatbot đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Nếu được áp dụng đúng lĩnh vực, mỗi giải pháp sẽ phát huy tối đa hiệu quả.
Thông thường, khách hàng muốn đặt dịch vụ taxi, nhà hàng, khách sạn sẽ có xu hướng gọi điện thay vì nhắn tin. Vì vậy, Callbot được ưu tiên sử dụng hơn trong các ngành này. Doanh nghiệp có thể tích hợp hotline Callbot để tăng tốc độ chốt đơn dịch vụ.
Ngược lại, các nền tảng như Facebook, Instagram, Zalo và Twitter đã trở thành mặt trận cạnh tranh khốc liệt, nơi doanh nghiệp đẩy mạnh tiếp thị và bán hàng. Phần lớn doanh nghiệp tận dụng Chatbot để tương tác với khách hàng qua văn bản, hình ảnh và video.
Trong các doanh nghiệp việc quản trị hoạt động vận hành luôn là một thách thức. Sự phức tạp trong quy trình nội bộ, số lượng nhân sự đông đảo và nhu cầu đồng bộ hóa dữ liệu giữa các phòng ban khiến việc quản lý trở nên khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang các giải pháp công nghệ hiện đại, trong đó giải pháp ERP AI tích hợp AI là một xu hướng nổi bật.
Xem thêm: Ứng Dụng AI Trong Hệ Thống ERP Tăng 20% Hiệu Suất Vận Hành
5. Chatbot trong giải pháp ERP AI – Trợ thủ đắc lực nâng cao hiệu suất doanh nghiệp
Chatbot có trong giải pháp ERP AI này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn nâng cao hiệu suất cho nhân sự với những ưu điểm vượt trội sau:
- Truy xuất dữ liệu ngay lập tức: Công cụ Chatbot giúp nhân viên truy cập thông tin một cách nhanh chóng, không còn phải mày mò tìm kiếm thủ công trong hệ thống.
- Tự động tổng hợp báo cáo và phân tích thông tin: Công nghệ AI giúp phân tích dữ liệu, tạo báo cáo chi tiết và cung cấp thông tin chính xác, giúp nhân viên đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]