THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

3 trụ cột chuyển đổi số quốc gia: CHÍNH PHỦ SỐ – XÃ HỘI SỐ – KINH TẾ SỐ

Có hơn 70% doanh nghiệp SME Việt vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ và trung bình, chỉ có 1 trong 10 doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận vượt kỳ vọng.

Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuyển đổi số theo xu thế 4.0, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được chính phủ xây dựng nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Với một số mục tiêu tiêu biểu:

Xem thêm: 85,500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?

Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

  • 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
  • 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
  • 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội;
  • 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
  • Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Xem thêm: Cần chú trọng điều gì để nằm trong nhóm 11% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP;
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
  • Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

2020 năm khởi động chuyển đổi số quốc gia với nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số được thay đổi đột biến. 2021 – 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai chuyển đổi số cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Công ty Đại Việt – tối ưu quy trình vận hành với app doanh nghiệp

Ứng dụng App doanh nghiệp IRTECH vào vận hành - quản lý đã giúp Đại Việt tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc một cách hiệu quả. Xem thêm
Blog Figure

RPA – Giải pháp tự động hóa SMEs Việt không nên bỏ lỡ

Công nghệ tự động hóa RPA đang mang lại nhiều bước tiến vượt bậc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam... Xem thêm
Blog Figure

Tự động hoá – Xu thế thay đổi cách thức hoạt động của ngành logistics

Tự động hoá logistics đang là xu hướng thay đổi cách thức hoạt động của ngành Logistics. Với ứng dụng công nghệ hiện đại trong logistics, cụ thể là tự động hóa đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Từ việc tăng hiệu suất và giảm chi phí cho đến cải thiện trải nghiệm khách hàng, xu thế này đang thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong ngành logistics. Xem thêm
Blog Figure

BQ số hóa quản lý hoạt động bàn giấy hiệu quả với IRBOT

Giày BQ, thương hiệu hàng Việt uy tín, đã vượt qua những thách thức trong quy trình vận hành nhờ giải pháp tự động hóa IRBOT từ IRTECH. Giải pháp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót, mà còn tối ưu hóa các quy trình công việc, mang lại hiệu quả vượt trội và góp phần thúc đẩy BQ trên hành trình chuyển đổi số. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng và ứng dụng chuyển đổi số cho ngành bán lẻ

Chịu tác động mạnh mẽ của làn sóng chuyển đổi số, ngành bán lẻ phải đối diện với nhiều khó khăn do thói quen tiêu dùng liên tục thay đổi, nhất là sau đại dịnh Covid. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là xu hướng tất yếu và là “xương sống” nếu doanh nghiệp bán lẻ muốn kinh doanh thành công. Vậy trong bán lẻ, chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào? Hãy cùng với IRTECH khám phá ngay ở bài chia sẻ này nhé! Xem thêm
Blog Figure

Thấu hiểu sự phức tạp trong quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp

bên trong, thậm chí bên ngoài các tổ chức đang đưa ra quá nhiều yêu cầu cho một dịch vụ, chính vì thế mà con đường để chốt được đơn hàng càng trở nên phức tạp. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!