Văn hoá số – Nội lực giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Nội dung bài viết
Chuyển đổi số doanh nghiệp là chiến lược và mục tiêu hàng đầu của không ít nhà lãnh đạo, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0. Thực tế cho thấy rằng quá trình chuyển đổi số sẽ không thành công nếu doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào công nghệ, mà không chú trọng xây dựng nền văn hoá số. Cùng IRTech tìm hiểu văn hoá số là gì và tầm quan trọng của văn hoá số trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Văn hoá số quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đối số doanh nghiệp
1. Văn hoá số là gì?
Muốn chuyển đổi số doanh nghiệp thành công trước hết phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp phù hợp, bởi vì văn hóa tác động trực tiếp tới yếu tố con người trong doanh nghiệp. Văn hoá số là thái độ, hành vi và thói quen liên quan đến công nghệ được hình thành bên trong tổ chức, trong đó đội ngũ nhân sự đã có sự thích nghi và làm quen để tạo ra nhiều giá trị vượt trội. Văn hóa số sẽ dần được hình thành trên lộ trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình hoạt động, vận hành.
Với văn hoá số trong doanh nghiệp, cách thức làm việc và tương tác giữa nhân sự khác nhau của các phòng ban sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Đội ngũ nhân viên luôn đề cao văn hoá đổi mới sáng tạo trong tổ chức, hợp tác trong môi trường công nghệ từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
2. Tại sao văn hóa lại là yếu tố quyết định quan trọng nhất để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công?
Trong một cuộc khảo sát về chuyển đổi số, có 63% những người khảo sát đồng ý rằng việc thay đổi văn hoá là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Yếu tố con người trong doanh nghiệp sẽ chịu tác động trực tiếp bởi văn hoá. Nếu không có sự trợ giúp của nguồn nhân lực thì rất khó để doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi để tạo ra những giá trị mới. Quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp không phải chỉ là thay đổi của tổ chức, mà còn là tất cả con người tham gia vào quá trình đó. Vì vậy, để mọi cá nhân cùng chung niềm tin, đồng lòng và gắn kết trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình văn hóa số. Chính vì vậy mà văn hoá số được xem là chìa khóa nền tảng trong chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
3. Lộ trình xây dựng văn hóa số gồm những gì?
3.1 Xác định yêu cầu và giá trị văn hoá số cần xây dựng
Khác với những giá trị truyền thống của doanh nghiệp, văn hóa số có những điểm khác biệt cần có sự thích nghi và chuyển đổi mang tính hệ thống. Do vậy, bước đầu tiên của nhà lãnh đạo là cần đánh giá về văn hóa hiện tại, có thể thông qua khảo sát, phỏng vấn những nhân viên chủ chốt. Xác định được những giá trị văn hoá sẽ làm hành vi của từng cá nhân trong tổ chức sẽ biến đổi ra sao và làm cách nào để đảm bảo nhân sự sẽ thể hiện hành vi theo đúng những gì tổ chức kỳ vọng.
Mục đích là để doanh nghiệp có góc nhìn khách quan về sự khác biệt giữa văn hóa hiện tại với văn hóa số để có kế hoạch chuyển đổi phù hợp. Từ đó, nhà lãnh đạo truyền bá giá trị đến đội ngũ nhân viên và khiến họ tin tưởng vào những giá trị lâu bền.
Cần ưu tiên làm rõ lợi ích của sự chuyển đổi với sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của mỗi cá nhân sẽ được cải thiện như thế nào. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo cần truyền thông liên tục và duy trì trong thời gian dài về văn hóa số, giúp các thành viên phần nào hiểu về vấn đề này. Những giá trị này phải được xem như nguyên tắc hướng dẫn công việc của nhân viên và ghi sâu vào tiềm thức của họ.
Xem thêm: Đón đầu xu hướng quản trị doanh nghiệp đột phá năm 2022
3.2 Triển khai từng bước chuyển đổi trên nhóm nhân sự
Sau khi đã xác định những giá trị văn hóa số cần xây dựng, doanh nghiệp cần thử nghiệm trên nhóm. Các giá trị phải hướng đến các hành động cụ thể trong nhóm để thích ứng được với bối cảnh chuyển đổi, tập trung vào năng lực làm việc tập thể và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận, đơn vị chức năng. Doanh nghiệp có thể thiết kế các chính sách khen thưởng đối với nhân sự hoặc nhóm có ý tưởng sáng tạo đổi mới. Thêm vào đó từng bước trao quyền cho nhân viên giải quyết các công việc, dự án cụ thể. Điều này sẽ giúp nhân viên nắm bắt thị trường tốt hơn khi tự mình ra quyết định và cải thiện năng lực của từng thành viên tốt hơn. Những hành động trên đều thực tế và thể hiện đặc điểm tư duy ra quyết định của văn hóa số. Qua đó, đội ngũ nhân viên có thể hình dung được và từng bước làm quen với sự chuyển đổi trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Chuyển đổi số thành công phải thắng lực cản văn hóa doanh nghiệp
Để giúp nhân viên hướng tới sự tự chủ và nâng cao năng lực trong khả năng nhìn nhận và phán đoán trong môi trường sáng tạo đổi mới, các nhà quản lý cần huấn luyện các thành viên trong nhóm để nâng cao năng lực mỗi ngày. Việc đào tạo nâng cao năng lực phải có kế hoạch cụ thể với từng kỹ năng, đáp ứng theo yêu cầu phát triển của môi trường công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách thức đào tạo nội bộ mới mẻ hơn, không chỉ là các buổi chia sẻ mà có thể là các hoạt động vui chơi ngoài trời nhưng vẫn lồng ghép được những kiến thức cần thiết tăng cường sự sáng tạo và mới mẻ.
3.3 Khuyến khích nhân sự sáng tạo đổi mới
Bên cạnh việc nâng cao năng lực nhân sự, việc gắn kết đội nhóm cũng cần sự đóng góp quan trọng của các nhà quản lý. Cách tốt để đội ngũ nhận thấy sự thay đổi rõ nét trong văn hóa từ những nhà lãnh đạo, hành động của các nhà quản trị cấp cao sẽ mang tính biểu tượng thể hiện nền văn hóa mới. Khi nhân viên thấy sự thay đổi từ lãnh đạo thì sự cam kết, tham gia sẽ thể hiện rõ ràng hơn.
Muốn xây dựng văn hoá số thì sự đóng góp của từng cá nhân là rất quan trọng. Để khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong nhân sự, nhà lãnh đạo cũng cần phải chú ý và quan tâm đến những cố gắng và thành quả mà nhân viên mình đạt được trong thời gian làm việc để có thể kịp thời động viên và có những khen thưởng xứng đáng, công nhận khả năng của nhân viên. Những món quà và lời khen thiết thực chính là cách hiệu quả để nhân viên tiếp tục nỗ lực cống hiến và nâng cao tính sáng tạo một cách đột phá.
3.4 Đánh giá và điều chỉnh
Sau khi thử nghiệm các giá trị văn hóa, doanh nghiệp xem xét những phản hồi sau khi áp dụng những đổi mới trong văn hoá doanh nghiệp. Cần phải đánh giá hiệu quả tổng thể trên toàn bộ các khía cạnh như lãnh đạo, nguồn lực, cơ cấu quản lý, hiệu suất kinh doanh,.. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh phù hợp để có thể triển triển khai mở rộng trên toàn bộ tổ chức, áp dụng giá trị văn hoá mới để gắn kết nội bộ công ty và thiết lập những quy tắc nhằm duy trì, bảo vệ những giá trị đó. Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá một lần mà xây dựng một lịch trình đo lường đánh giá kết quả định kỳ, để có những điều chỉnh kịp thời có thể thích nghi được với những sự thay đổi của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến những giá trị của doanh nghiệp. Mọi hành động của doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng và hiệu quả giữa giá trị cốt lõi ban đầu của doanh nghiệp với những yếu tố văn hoá số mới.
Xem thêm: 9 phương pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dữ liệu
Để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công phải xây dựng được văn hoá số trong doanh nghiệp, tức là phải thay đổi được tư duy, suy nghĩ, cách làm cũ không còn phù hợp. Chuyển đổi số là hành trình khó khăn và IRTECH luôn đồng hành với các doanh nghiệp trên chặng đường này. Liên hệ ngay để nhận được tư vấn và hỗ trợ từ chúng tôi.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 428 lượt xem