Nông sản Việt trên hành trình hội nhập xu thế 4.0
Nội dung bài viết
Hội nhập xu hướng chuyển đổi số, vượt “bão” COVID-19, nông sản Việt cho thấy sự chuyển mình ngoạn mục khi kết hợp với các sàn thương mại điện tử, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn bao giờ hết. Cùng công ty IRTECH Đà Nẵng khám phá hành trình này nhé!
Ảnh hưởng của đại dịch đến nông sản Việt Nam
Ở hiện tại, các loại trái cây: dưa hấu, mít, thanh long,… đang vào mùa thu hoạch, đặc biệt là vải thiều, nhãn tiếp tục được mùa, khi 2021 là thời điểm điều kiện thời tiết thuận lợi. Dự kiến thống kê tổng sản lượng vải sẽ đạt khoảng 340.000 tấn; sản lượng nhãn phía Bắc ước đạt 300.000 tấn, tăng hơn 13% so với năm 2020. (Theo baodantoc.vn)
Tại Bắc Giang, hàng năm tổng sản lượng vải được xuất khẩu qua thị trường nước ngoài là 70%, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, đối mặt với khó khăn dịch bệnh COVID-19 phức tạp chưa có dấu hiệu dừng, việc thương lái Trung Quốc nhập cảnh thu mua vải là không thể, khiến cho vải Bắc Giang rơi vào tình trạng ứ đọng, không tìm được nguồn tiêu thụ.
Bên cạnh đó, áp lực tiêu thụ khi vào mùa thu hoạch của các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ là rất lớn. Là địa phương nông nghiệp trọng điểm, sở hữu lượng nông sản dồi dào, tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng gặp không ít khó khăn trong việc cung cấp cũng như vận chuyển những loại nông sản chất lượng cho thị trường.
Xem thêm: 4 yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Các kênh online, sàn thương mại điện tử đồng hành cùng nông dân tiêu thụ nông sản
Đứng trước những khó khăn trong tiêu thụ nông sản, chương trình hỗ trợ bà con nông dân, chủ trang trại trên cả nước đã được triển khai và thực hiện bởi Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost), nhằm hỗ trợ người dân bán hàng hoá nông sản, thực phẩm an toàn trên hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó tại các tỉnh phía Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã triển khai chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” từ cuối năm 2019 giúp giải quyết kịp thời những khó khăn cho sản phẩm nông sản vùng miền. Việc kết nối với các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Sen Đỏ, Vỏ Sò (Viettel Post), Tiki, Shopee đã tạo nên một mô hình phân phối từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng theo nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa nông sản Việt đến tay người tiêu dùng trên cả nước.
Xem thêm: Phân biệt số hóa và chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Hay từ tháng 7/2021, Sở Công Thương Đồng Tháp đã phối hợp với Haravan – đối tác công nghệ cung cấp các giải pháp bán lẻ, và cho ra mắt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương Go-online và website về các sản phẩm nông sản và đặc sản của Đồng Tháp. Trước tình hình COVID-19, cả hai cùng phát triển mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của tỉnh qua kênh thương mại điện tử, giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm; đồng thời cùng đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Việc đưa nông sản, các sản phẩm tiêu thụ lên sàn thương mại điện tử đã không còn là câu chuyện mới, tuy nhiên dịch COVID-19 cùng xu hướng ứng dụng giải pháp chuyển đổi số đã thúc đẩy quá trình này dễ ra mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, đây không chỉ là “phao cứu sinh” mà còn là kênh tiêu thụ lâu dài tạo kết nối chặt chẽ trong chuỗi cung ứng nông sản Việt. Cho thấy tầm quan trọng cũng như hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại cho bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Qua bài chia sẻ trên, IRTECH hi vọng doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành trình hội nhập xu thế 4.0, từ đó biết được vai trò của chuyển đổi số đang dần quan trọng trong cách lĩnh vực sống.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn tìm đối tác tư vấn, triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp với quy mô công ty, cách thức vận hành… đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến IRTECH Việt Nam!
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 531 lượt xem