THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết quyết toán thuế TNCN năm 2024 mới nhất từ A đến Z cho kế toán

Cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương và tiền công từ nhiều nguồn khác nhau thuộc thu nhập phải chịu thuế, thì bắt buộc phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Bạn có thể ủy quyền quyết toán cho nơi trả thu nhập hoặc tự làm quyết toán thuế TNCN online qua hệ thống thuế điện tử của Tổng cục Thuế theo hướng dẫn của IRTECH dưới đây.

1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương và tiền công tự quyết toán hoặc ủy quyền quyết toán cho nơi trả thu nhập tiến hành kê khai số thuế TNCN trong một năm tính thuế với cơ quan Thuế về các vấn đề bao gồm: số thuế cần phải nộp thêm, hoàn trả số thuế đã nộp thừa và bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp cá nhân không thực hiện quyết toán thuế TNCN có thể gặp các rắc rối sau:

1) Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân phải nộp thêm thuế nhưng không thực hiện kê khai đúng thời hạn mà bị cơ quan Thuế phát hiện.

2) Trường hợp cá nhân nộp thừa tiền thuế mà không thực hiện kê khai quyết toán đúng thời hạn sẽ không được hoàn trả lại số thuế đã nộp thừa và không được bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.

2. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 là khi nào?

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày 31/3/2024.

Tuy nhiên, ngày 31/3/2024 rơi vào ngày Chủ nhật, do đó, thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập của năm 2023 là chậm nhất vào ngày 01/4/2024.

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế thì thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày 30/4/2024.

Tuy nhiên, ngày 30/4/2024 là Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 do đó, thời hạn khai hồ sơ quyết toán thuế với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế của năm 2023 là chậm nhất vào ngày 02/5/2024.

Lưu ý: Đối với các hồ sơ thuế điện tử thì dù thời hạn nộp hồ sơ thuế rơi vào ngày nghỉ theo Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì thực hiện theo đúng quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 (Trừ trường hợp có quy định cụ thể của cơ quan thuế)

Xem thêm: Công việc kế toán, nhân sự cần làm trong tháng 3/2024

3. Hướng dẫn chi tiết các bước tự quyết toán thuế TNCN online mới nhất 2024

Bước 1: Truy cập Website Thuế Việt Nam của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://canhan.gdt.gov.vn/ 

Trường hợp cá nhân chưa có tài khoản đăng nhập thì cần phải đăng ký tài khoản (1) để đăng nhập vào hệ thống.

Trường hợp bạn đã có tài khoản đăng nhập bạn chọn mục [Đăng nhập] và điền các trường thông tin phù hợp tại bảng (2) gồm [Mã số thuế] và [Mã kiểm tra]. Sau đó bạn nhấn chọn “tiếp tục”.

Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, người nộp thuế chọn “Quyết toán thuế”, sau đó chọn “Kê khai trực tuyến”

Tên người nộp thuế: điền họ tên của người tự quyết toán
Địa chỉ liên hệ: Nhập địa chỉ thường trú hoặc tạm trú
Điện thoại liên lạc: điền số điện thoại của người tự quyết toán
Địa chỉ email: điền email của cá nhân tự quyết toán
Chọn tờ khai: 02/QTT-TNCN-Tờ khai quyết toán thuế TNCN(TT92/2015)
Chọn cơ quan quyết toán thuế: Tùy theo trường hợp của người nộp thuế mà tích chọn phù hợp.
Ví dụ ở hình nêu trên minh họa cho trường hợp có thu nhập tại 2 nơi (đã thay đổi nơi làm việc) và đã khấu trừ thuế tại nguồn. Khi nhập mã số thuế của đơn vị thực hiện khấu trừ thuế tại thời điểm đang thực hiện quyết toán thuế thì hệ thống tự động nhận diện cơ quan quyết toán thuế.
Loại tờ khai: Tờ khai chính thức. Năm quyết toán: 2023

Bước 4: Chọn “Tiếp tục” để Khai tờ khai quyết toán thuế
Cụ thể, các mục trong phần Tờ khai thuế như sau:
[01] đến [06] Hệ thống tự động nhập
[07] đến [08] Chọn tỉnh, thành phố ở mục 08 trước, sau đó chọn quận huyện ở mục 07 (Địa chỉ thường trú)
[09] Điền số điện thoại của NNT: (Bắt buộc điền)
[10] Fax: Không bắt buộc
[11] Email: Ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ email của cá nhân.
[12] Tên đại lý thuế (nếu có): Trường hợp cá nhân uỷ quyền khai thuế cho đại lý thuế thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của Đại lý thuế theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
[13] Mã số thuế: Ghi đầy đủ mã số thuế của đại lý thuế (nếu có khai chỉ tiêu [12]).
[14] Hợp đồng đại lý thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ số, ngày của Hợp đồng đại lý thuế giữa cá nhân với Đại lý thuế (hợp đồng đang thực hiện) (nếu có khai chỉ tiêu [12]).
[15] Tên tổ chức trả thu nhập: Trường hợp theo quy định hiện hành nơi nộp hồ sơ quyết toán là cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập thì ghi rõ ràng, đầy đủ tên tổ chức trả thu nhập (theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế). Trường hợp theo quy định hiện hành nơi nộp hồ sơ quyết toán là nơi cư trú thì cá nhân không điền vào chỉ tiêu này.
[16] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của tổ chức trả thu nhập nơi cá nhân nhận thu nhập chịu thuế (nếu có khai chỉ tiêu [15]).
[17] Địa chỉ: Ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ tổ chức trả thu nhập nơi cá nhân nhận thu nhập chịu thuế (nếu có khai chỉ tiêu [15]).
[18] Quận/huyện: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên quận/huyện của tổ chức trả thu nhập nơi cá nhân nhận thu nhập chịu thuế (nếu có khai chỉ tiêu [15]).
[19] Tỉnh/thành phố: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên tỉnh/thành phố của tổ chức trả thu nhập nơi cá nhân nhận thu nhập chịu thuế (nếu có khai chỉ tiêu [15]).

Phần kê khai các chỉ tiêu của bảng:

[20] Tổng thu nhập chịu thuế (TNCT) phát sinh trong kỳ: Chỉ tiêu [20]=[21]+[23]

[21] Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương tiền công phát sinh tại Việt Nam, bao gồm cả thu nhập chịu thuế được miễn theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).

[22] Trong đó tổng TNCT tại Việt Nam được miễn giảm theo Hiệp định: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương tiền công mà cá nhân nhận được thuộc diện miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).

[23] Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương tiền công phát sinh ngoài Việt Nam.

[24] Số người phụ thuộc: Là số lượng người phụ thuộc đã đăng ký của cá nhân có thời gian được tính giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế.

[25] Các khoản giảm trừ: Chỉ tiêu [25] = [26] + [27] + [28] + [29] + [30]

[26] Cho bản thân cá nhân: Là khoản giảm trừ cho bản thân theo quy định của kỳ tính thuế.

[27] Cho những người phụ thuộc được giảm trừ: Là khoản giảm trừ cho người phụ thuộc theo quy định của kỳ tính thuế.

[28] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của kỳ tính thuế.

[29] Các khoản đóng bảo hiểm được trừ: Là các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc của kỳ tính thuế.

[30] Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: Là tổng các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh tối đa không vượt quá mười hai (12) triệu đồng/năm của kỳ tính thuế.

[31] Tổng thu nhập tính thuế: Chỉ tiêu [31] = [20] – [22] – [25]

[32] Tổng số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phát sinh trong kỳ: [32] = [31] x Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

[33] Tổng số thuế đã nộp trong kỳ: [33] = [34] + [35] + [36] – [37] – [38]

[34] Số thuế đã khấu trừ tại tổ chức trả thu nhập: Là tổng số thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ từ tiền lương, tiền công của cá nhân, căn cứ vào chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp.

[35] Số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập: Là số thuế cá nhân trực tiếp kê khai với cơ quan thuế và đã nộp tại Việt Nam, căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cá nhân.

[36] Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ (nếu có): Là số thuế đã nộp ở nước ngoài được xác định tối đa bằng số thuế phải nộp tương ứng với tỷ lệ thu nhập nhận được từ nước ngoài so với tổng thu nhập nhưng không vượt quá số thuế là [32] x {[23]/([20] –[22])}x 100%.

[37] Số thuế đã khấu trừ, đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm: Là số thuế đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm. Số thuế đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm do cá nhân tự xác định nếu đã kê khai và nộp tại nước ngoài vào năm tính thuế thứ nhất.

Trường hợp không xác định có số thuế đã nộp ở nước ngoài trùng do quyết toán vắt năm thì không phải kê khai vào chỉ tiêu này.

[38] Số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm:

Cá nhân tự xác định số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm nếu đã kê khai vào năm tính thuế thứ nhất. Trường hợp cá nhân xác định không có số thuế đã nộp trong năm không qua tổ chức trả thu nhập trùng do quyết toán vắt năm thì không phải khai chỉ tiêu này.

[39] Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ: [39]=[40]+[41]

[40] Số thuế phải nộp trùng do quyết toán vắt năm: Cá nhân xác định số thuế trùng do quyết toán vắt năm tại tổ chức khấu trừ vào chỉ tiêu này.

[41] Tổng số thuế TNCN được giảm khác: Cá nhân khai số thuế được giảm theo quy định của pháp luật không bao gồm trường hợp được giảm do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.

[42] Tổng số thuế còn phải nộp trong kỳ [42]=([32]-[33]-[39])>0: [42]=[32]-[33]-[39] trong trường hợp [42]=([32]-[33]-[39])>0

[43] Số thuế được miễn do cá nhân có số tiền thuế phải nộp sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống: Cá nhân chỉ ghi số thuế được miễn sau quyết toán bằng chỉ tiêu [42] trong trường hợp 0<[42]<=50.000 đồng.

[44] Tổng số thuế nộp thừa trong kỳ: [44]=([32]-[33]-[39])<0, cá nhân có số thuế nộp thừa được ghi vào chỉ tiêu này theo số dương.

[45] Tổng số thuế đề nghị hoàn trả: [45]=[46]+[47]

[46] Số thuế hoàn trả cho người nộp thuế: Cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn thì ghi vào chỉ tiêu này.

[47] Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác: Cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị bù trừ cho các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác (bao gồm khoản nợ ngân sách, khoản phát sinh phải nộp của các loại thuế khác như giá trị gia tăng, môn bài, tiêu thụ đặc biệt..) thì ghi vào chỉ tiêu này (không vượt quá chỉ tiêu [45]).

[48] Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau: Chỉ tiêu [48]=[44]-[45]

Bước 5: Chọn “Hoàn thành kê khai”

Bước 6: Nộp hồ sơ

Chọn “Kết xuất XML” như ảnh dưới đây:

Bước 7: Chọn “Nộp tờ khai”, nhập mã kiểm tra để xác thực nộp tờ khai và chọn “Tiếp tục”

Sau đó, hệ thống sẽ thông báo nộp tờ khai thành công.

Bước 8: In tờ khai

Sau khi chọn “Kết xuất XML”, hệ thống sẽ gửi về file bạn khai báo theo định dạng XML. Người nộp phải thực hiện “In tờ khai” để nộp cho cơ quan thuế để làm hồ sơ khấu trừ.

Mở file “Kết xuất XML” sau đó chọn in 02 bản, tiếp theo ký tên người nộp thuế.

Lưu ý: Người nộp tải về ứng dụng iTax Viewer (là phần mềm đọc tờ khai thuế điện tử định dạng XML do Tổng cục Thuế phát hành) cài đặt trên máy để mở file.

Bước 9: Nộp chứng từ khấu trừ thuế TNCN và tờ khai quyết toán thuế TNCN tại bộ phận 1 cửa

Người nộp thuế mang CMND/CCCD, chứng từ khấu trừ thuế, tờ khai thuế vừa in (có chữ ký) đến nộp tại Bộ phận một của của Cơ quan Thuế đã nộp tờ khai online để hoàn tất thủ tục.

Công ty công nghệ IRTECH hy vọng bạn sẽ hoàn thành quyết toán thuế thu nhập cá nhân một cách nhanh chóng đúng hạn và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của anh/chị cần tư vấn các giải pháp thông minh tự động hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Nhập liệu hoá đơn tự động lên phần mềm kế toán hiệu quả với phần mềm IRBOT

Hơn 60% nghiệp vụ của kế toán đang phải xử lý thủ công hay các hoạt động lặp đi lặp lại. Kế toán không khỏi tiêu tốn quá nhiều công sức và thời gian xử lý, chưa kể nếu có xảy ra sai sót, nhầm lẫn thì cũng mất cả ngày để rà soát. Giải quyết được các vấn đề trên và giúp kế toán thời 4.0 nhập liệu tự động dữ liệu, chứng từ lên phần mềm kế toán nhanh chóng với IRBOT thông minh. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về ứng dụng IRBOT - phần mềm nhập liệu hóa đơn tự động lên phần mềm kế toán doanh nghiệp.! Xem thêm
Blog Figure

Công ty Vạn Thành – Hành trình từng bước số hóa hoạt động quản lý

Ứng dụng công nghệ RPA thông minh tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, IRBOT được ví như “nhân sự ảo” hoạt động 24/7 giúp thực hiện các nghiệp vụ có quy trình hoặc cần hẹn giờ trước… từ đó, giúp nhân sự của Vạn Thành tập trung vào các công việc mang lại giá trị cao và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Xem thêm
Blog Figure

TOP 5 phần mềm kế toán phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán để lựa chọn. Tuy nhiên, việc tìm ra phần mềm phù hợp với quy mô và đặc thù của mỗi doanh nghiệp là một việc không đơn giản. Mỗi doanh nghiệp chắc hẳn đã chọn được phần mềm mà mình nghĩ là tốt nhưng liệu nó có phù hợp với quy mô và và đặc thù của công ty không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về 5 phần mềm kế toán phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp và phù hợp nhất cho bạn. Xem thêm
Blog Figure

Giải pháp RPA: Đồng bộ tự động hóa đơn nhà cung cấp lên phần mềm kế toán

Xử lý hóa đơn và nhập liệu lên phần mềm kế toán doanh nghiệp là công việc tốn không ít thời gian của các nhân sự kế toán. Tự động hóa việc nhập thủ công bằng các đồng bộ tự động hóa đơn từ nhà cung cấp lên phần mềm chỉ trong 30s, bằng IRBOT - giải pháp RPA sẽ giúp kế toán bớt tất bật và là, việc hiệu quả hơn. Xem thêm
Blog Figure

Tối ưu chi phí vận hành hiệu quả với chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, tối ưu hóa chi phí vận hành là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuyển đổi số mang đến cơ hội không chỉ giảm thiểu chi phí mà còn cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại và các giải pháp số hóa thông minh, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa nguồn lực, tối ưu hóa quy trình và tạo ra giá trị bền vững. Hãy cùng khám phá những chiến lược hiệu quả để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp của bạn. Xem thêm
Blog Figure

4 tính năng giúp quản trị tối ưu vận hành hiệu quả có trong ERP AI 

Phần mềm ERP AI ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn sử dụng vì kết hợp nhiều tính năng hữu ích, vượt trội hơn hẳn các hệ thống ERP truyền thống khác. Để hiểu hơn về phần mềm ERP AI, hãy cùng IRTECH tìm hiểu tổng quan về giải pháp và những tính năng nổi bật của nó. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!