THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh với chiến lược kinh doanh hiệu quả

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đang đặt các doanh nghiệp vào môi trường siêu cạnh tranh. Do vậy, để nắm bắt các cơ hội cũng như hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý để cải thiện vị thế mình. Bài viết sẽ tổng hợp những vấn đề liên quan xoay quanh việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh bao gồm mục tiêu, chính sách và các kế hoạch hoạt động xuyên suốt của tất cả các bộ phận nhằm định hướng rõ ràng cho những bước đi của doanh nghiệp. Dựa vào chiến lược kinh doanh, tổ chức sẽ có định hướng rõ ràng trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời chủ động, linh hoạt ứng phó với những tác động tiêu cực từ những yếu tố từ bên trong và bên ngoài tổ chức, sự cạnh tranh của thị trường và dự đoán được tương đối những xu hướng thị trường trong thời gian gần; phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: 

1. Xây dựng chiến lược dựa trên nhu cầu khách hàng

Những chiến lược kinh doanh không thể được xây dựng bởi những phán đoán nhìn nhận chủ quan từ phía doanh nghiệp, mà phải được xây dựng bởi những kết quả của việc phân tích các dữ liệu thực tế về thị trường, khách hàng và sản phẩm. Mỗi thị trường sẽ sở hữu những đặc điểm và tính chất riêng, thông qua việc phân tích các số liệu từ thống kê sẵn có giúp doanh nghiệp hiểu được hành vi khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cập nhật được các xu hướng kinh tế nổi trội. Từ đó phát triển những sản phẩm phù hợp và có các chính sách giá, truyền thông hay phân phối đáp ứng được thị trường

Xem thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

2. Phác hoạ chân dung khách hàng cụ thể:

Rất khó để sản phẩm của doanh nghiệp có thể đáp ứng được đại đa số khách hàng, doanh nghiệp nên phác thảo cho mình một chân dung khách hàng cụ thể để đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến đúng đối tượng, đáp ứng được những nhu cầu của họ.  Thông qua việc cung cấp  giá trị,  khai thác tối đa lợi ích từ khách hàng và mang lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu ổn định.

Phác hoạ chân dung khách hàng mục tiêu

3. Đổi mới sáng tạo

Xã hội sẽ luôn vận động và tạo ra các xu hướng mới từ đó dẫn đến những thay đổi trong hành vi và tâm lý của người tiêu dùng. Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, khi mà công nghệ đang dần trở thành cánh tay đắc lực giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng của mình 24/7, mấu chốt chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp để không bị bỏ lại phía sau. Đừng biến sản phẩm của mình trở thành những “xác sống” trên thị trường, thì việc thay đổi chính là cách giúp doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm và tồn tại lâu dài trên thị trường.

4. Tập trung vào các khách hàng mục tiêu

Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn vì vậy chúng ta không thể phục vụ hết tất cả tệp khách hàng. Doanh nghiệp phải cân nhắc chi phí phục vụ và giá trị thu lại được từ khách hàng để quyết định có nên giữ chân hay từ chối họ. Đối với những khách hàng không đem lại giá trị cho doanh nghiệp thì nên loại trừ để tránh việc tốn công, tốn thời gian và trên hết là tốn ngân sách tiếp cận những người không mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Bước 1. Thiết lập mục tiêu

Xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được sau một khoảng thời gian nhất định, cũng như tạo ra cơ sở cho việc đánh giá sau này. Mục tiêu có thể bao gồm: doanh số, vị thế cạnh tranh (thị phần), quy mô… Mục tiêu có thể được xây dựng trên mô hình SMART(S = Specific; M = Measurable; A = Attainable; R = Reality; T = Time bound) để giúp doanh nghiệp không bị đi sai lệch ra khỏi nguồn lực tổ chức.

Xem thêm: 3 bước doanh nghiệp cần làm khi bắt đầu chuyển đổi số

Bước 2. Đánh giá thực trạng

Có hai khía cạnh cần đánh giá đó là môi trường kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đánh giá dựa trên mô hình PEST (Political – Economic – Social – Technology)  phân tích các yếu tố bên ngoài, mô tả các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến việc thực thi chiến lược hay đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường và rào cản gia nhập ngành thông qua phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của Poster, từ đó biết được vị thế của cũng như khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp ở mức nào.

Bước 3. Xây dựng chiến lược

Sau khi có những phân tích về thị trường, những đánh giá về doanh nghiệp, tiếp theo sẽ dựa vào mục tiêu thiết kế các bước đi phù hợp để đạt được mục tiêu. Đó có thể là những chính sách cải tiến sản phẩm, thay đổi giá, mở rộng kênh phân phối hay là các chiến dịch truyền thông, khuyến mãi để tăng độ nhận diện thương hiệu, kích cầu cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Bước 4: Triển khai và giám sát thực hiện

Điều quan trọng nhất sau khi xây dựng chiến lược là đề xuất được ngân sách dự trù  phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp cũng như đủ để triển khai các hoạt động về nhân sự, truyền thông,…. Sau đó mới bắt đầu lựa chọn nhân lực, công nghệ để triển khai theo đúng kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nhà quản trị phải có kế hoạch giám sát và quản lý chặt chẽ, theo dõi để thúc đẩy tiến độ và khích lệ tinh thần nhân viên

Bước 5: Đo lường và đánh giá kết quả

Cuối cùng, sau khi triển khai các kế hoạch được đề ra trước đó, doanh nghiệp cần có các bước đánh giá và đo lường kết quả đã thực hiện được. Từ những mục tiêu ban đầu, xem xét doanh nghiệp đang làm tốt và chưa tốt ở điểm nào, dựa vào đó có những điều chỉnh để xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn thiện hơn

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả không phải là điều dễ dàng đòi hỏi năng lực và tầm nhìn của những người làm công tác quản lý doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả khi bắt tay xây dựng chiến lược thì nhà quản lý có thể áp dụng công nghệ để hỗ trợ quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp công nghệ giải quyết bài toán kinh doanh, liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia IRTECH hỗ trợ tư vấn miễn phí ngay hôm nay!

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

Chiến lược kinh doanh là gì? So sánh chiến lược Đại dương xanh và Đại dương đỏ

Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đạt lợi nhuận trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Vậy chiến lược nào sẽ là “kim chỉ nam” cho doanh  nghiệp của bạn? Hãy cùng công ty IRTECH tìm hiểu chiến lược kinh doanh là gì và so sánh chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!