THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Điện toán đám mây là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì khi ứng dụng điện toán đám mây

Điện toán đám mây ra đời giúp dữ liệu được lưu trữ ở một không gian mạng, nơi có thể dễ dàng truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau và chia sẻ chúng cho những người khác mọi lúc mọi nơi khi cần. Vậy doanh nghiệp cần chú ý gì khi ứng dụng điện toán đám mây để đảm bảo được độ bảo mật và an toàn khi lưu trữ và chia sẻ thông tin.

Doanh nghiệp cần chú ý gì khi ứng dụng điện toán đám mây

Cách xây dựng ứng dụng điện toán hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Điện toán đám mây (Cloud Computing) không còn là một công nghệ xa lạ khi những ứng dụng của nó được xem là một cuộc cách mạng làm thay đổi bản chất của công nghệ thông tin và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực. Để bắt kịp xu hướng công nghệ chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp phải đòi hỏi cách phát triển ứng dụng điện toán cho riêng mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp phần nào những thắc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.

1. Các mô hình dịch vụ đám mây phổ biến:

Để bắt đầu xây dựng ứng dụng hiệu quả thì cần hiểu rõ điện toán đám mây gì. Nó được hiểu là dịch vụ cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính thông qua việc liên kết với mạng Internet, ngày càng được phổ biến và nhiều người sử dụng. Ví dụ điểm hình như các ứng dụng Dropbox hay Google Docs,….

Ứng dụng điện toán đám mây được cung cấp các  theo ba mô hình cơ bản:

  • SaaS – Software as a Service (hay Phần mềm dịch vụ) cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không cần am hiểu về các yếu tố kỹ thuật, tải xuống hay cài đặt ( ví dụ: Dropbox, Drive,…)
  • PaaS – Platform as a Service (Nền tảng dịch vụ) cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng mà không cần quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới, RAM, CPU,…(ví dụ: Apache Stratos, Cloud Foundry)
  • IaaS – Infrastructure as a Service (Hạ tầng dịch vụ) là một dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống, cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, HDD/SSD (ví dụ Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE)

Xem thêm: 3 xu hướng, công nghệ nền tảng chuyển đổi số thành công

2. Làm sao để lựa chọn giữa IaaS, PaaS hoặc SaaS:

Mô hình này được xây dựng từ thấp đến cao. Ở cấp thấp nhất Iaas, doanh nghiệp phải bỏ thời gian xây dựng và quản lý nhiều hơn. Việc này sẽ tốn nhiều công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ kiểm soát được nhiều hơn, có thể thoải mái xây dựng một ứng dụng điện toán theo nhu cầu và mong muốn riêng

Lên cao hơn, với mô hình Paas, doanh nghiệp sẽ phải dùng nhiều dịch vụ do bên khác cung cấp hơn. Những thứ lặt vặt lắp mạng, quản lý server, mà bên công ty cung cấp dịch vụ sẽ làm những điều này.

Ở những cấp cao hơn, doanh nghiệp sẽ thoải mái hơn, các ứng dụng điện toán được xây dựng sẵn chỉ đơn giản là áp dụng vào doanh nghiệp.Tuy nhiên, vì nó có sẵn nên doanh nghiệp sẽ ít kiểm soát và lựa chọn hơn. 

Do vậy, tùy vào nhu cầu cũng như nguồn lực mà doanh nghiệp đang cố để lựa chọn nền tảng ứng dụng phù hợp nhất

Sơ đồ phân cấp 3 mô hình Saas, Paas, Iaas

3. Những công nghệ phổ biến trong các ứng dụng điện toán đám mây:

Các nhà phát triển cũng cần nắm rõ những công nghệ cần thiết để việc xây dựng ứng dụng điện toán đám mây đạt hiệu quả tốt nhất, và có những lựa chọn tối đa hoá lợi ích cho cả hai bên.

  • React Js là một thư viện viết bằng javascript, dùng để xây dựng giao diện người dùng (UI), được dùng chính ở 2 nền tảng Web và Mobile
  • Ember Cũng là thư viện JavaScript phổ biến nhất, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web có thể mở rộng bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp nhất
  • Elixir là ngôn ngữ hướng chức năng được phát triển trên nền tảng Erlang, có thể chạy hàng trăm nghìn process chỉ trên cùng một server, tận dụng tối đa ưu thế của phần cứng máy tính
  • Ruby on Rails sử dụng cấu trúc và ngôn ngữ lập trình căn bản nhất cho phép phát triển ứng dụng Web được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Ruby. Ruby là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, linh hoạt, có cú pháp rõ ràng, tự nhiên dễ đọc và dễ dàng để viết
  • Node.js là một nền tảng JavaScript cực kì mạnh mẽ được xây dựng trên engine Google Chrome V8 để phát triển các ứng dụng chat online, các trang phát video trực tiếp, các ứng dụng một trang, và rất nhiều ứng dụng web khác

Xem thêm: 5 công nghệ then chốt trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số

4. Cách phát triển một ứng dụng điện toán đám mây:

Thiết kế app tập hợp các dịch vụ: Một ứng dụng đám mây sẽ đạt hiệu quả hơn khi tích hợp nhiều API, hay dịch vụ để nguồn dữ liệu không bị lệ thuộc vào các thành phần một cách thụ động. Chia nhỏ ứng dụng thành nhiều phần nhỏ cũng là một cách hiệu quả khi cần áp dụng giải pháp theo từng đơn vị module.

Phân lớp dữ liệu: Điều này sẽ giúp đám mây sẽ dàng xử lý thông tin hơn. Nhà cung cấp nên chú ý đến vấn đề này để khắc phục lỗi chậm trễ, cải thiện đường truyền tốt hơn.

Tính năng dự phòng: Dịch vụ có thể bị gián đoạn bởi nhiều lý do, vây nên cần chuẩn bị một số thiết kế dự phòng cho ứng dụng điện toán đám mây khi hoạt động phát sinh sự cố 

Tính toán sức tải: Trong quá trình hoạt động, lượng người truy cập có thể tăng quá tải nên nhà cung cấp dịch vụ cũng nên tính toán khả năng chịu tải của app để có những biện pháp đề phòng sự cố xảy ra

Phát triển ứng dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp

5. Làm thế nào để chọn một nhà cung cấp dịch vụ phù hợp:

Để kịp chạy đua với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, các doanh nghiệp không ngần ngại bỏ ra chi phí lớn để thuê các đơn vị cung cấp điện toán đám mây. Một số lưu ý cần cân nhắc để doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn đúng đắn:

  • Xác định yêu cầu: Mọi hành động đều xuất phát từ nhu cầu, doanh nghiệp cần xác định những vấn đề cần được sẽ được giải quyết khi xây dựng điện toán đám mây và có những điều chỉnh nguồn lực cần thiết
  • Tìm hiểu đối tác: Sẽ có rất nhiều đơn vị cung cấp, doanh nghiệp cần sáng suốt trong quá trình tìm kiếm thông tin. Tham khảo những đơn vị đã có kinh nghiệm và thành công nhất định trong ngành sẽ là biện pháp an toàn. 
  • Đánh giá nguồn lực tài chính: Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc khả năng tài chính hiện tạo để đưa ra lựa chọn tối ưu, cũng như có những đàm phán với nhà cung cấp trong những trường hợp phát sinh chi phí.

Trên đây là những lưu ý mà doanh nghiệp khi xây dựng điện toán đám mây cân nhắc khi có mong muốn outsource dự án cho những đối tác cung cấp đám mây hoặc đơn vị phát triển phần mềm. Để có thêm kiến thức chuyên sâu trong việc phát triển điện toán đám mây, doanh nghiệp nên tham khảo các công ty cung cấp dịch vụ uy tín để nghe được hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]

Bài viết liên quan

Blog Figure

Bật mí 4 cách thuyết phục sếp ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp

Bạn đã từng vật lộn xử lý thủ công hàng loạt giấy tờ văn bản với thông tin hỗn độn, chồng chất lên nhau? Hay bạn đã từng dành cả giờ đồng hồ để rà đi soát lại hàng ngàn chi phí, hoá đơn? Thay vì việc phải gồng gánh công việc, chúng ta có thể tìm những giải pháp công nghệ để giúp giải quyết được những bài toán trên. Nhưng làm thế nào để thuyết phục sếp đầu tư những giải pháp công nghệ mới? Nhất là khi họ thấy trung tâm vẫn hoạt động tốt với những phương pháp cũ. Bài viết này IRTECH sẽ giúp bạn lên kế hoạch và thuyết phục sếp tán thành việc ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp. Cùng xem nhé! Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!