THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong quản trị doanh nghiệp thông minh

Công nghệ AI đã trở thành công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng doanh thu. Vậy công nghệ AI là gì? Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong doanh nghiệp đem lại hiệu quả như thế nào. Cùng IRTECH tìm hiểu về công nghệ AI trong bài viết này nhé.

Ứng dụng công nghệ AI trong doanh nghiệp tạo bước tiến mới cho quản trị thông minh

1. Công nghệ AI là gì

Công nghệ AI là viết tắt của cụm từ (Artificial Intelligence) là một lĩnh vực của khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển các hệ thống và chương trình có khả năng thực hiện các công việc mô phỏng trí thông minh của con người như học hỏi, suy luận, giải quyết vấn đề, nhận dạng giọng nói, hình ảnh…

Ví dụ các công ty như Tesla và Waymo phát triển xe tự lái sử dụng công nghệ AI để xử lý thông tin từ các cảm biến và camera, điều khiển phương tiện, và đưa ra các quyết định chính xác.

Công nghệ AI – Phân tích dữ liệu thông minh

Các loại trí thông minh nhân tạo

  • Loại 1: Công nghệ AI phản ứng: Đây là loại AI cơ bản nhất, chỉ có khả năng phản ứng với các tình huống hiện tại mà không có khả năng lưu giữ hoặc học từ kinh nghiệm ví dụ như máy chơi cờ Deep Blue.
  • Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế: Trí tuệ nhân tạo AI này có thể học từ dữ liệu quá khứ trong một thời gian ngắn để đưa ra quyết định tốt hơn ví dụ xe tự lái thu thập và sử dụng dữ liệu môi trường xung quanh.
  • Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo: Trí tuệ nhân tạo AI có khả năng hiểu và tương tác với suy nghĩ và cảm xúc của con người, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.
  • Loại 4: Tự nhận thức :Đây là loại AI cao cấp nhất, có khả năng tự nhận thức, hiểu biết về bản thân và môi trường xung quanh. Loại công nghệ AI này hiện vẫn chưa khả thi.

2. Ứng dụng công nghệ AI trong quản trị doanh nghiệp

2.1 Công nghệ AI trong quản trị quan hệ khách hàng (CRM)

Công nghệ AI nâng cao hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM bằng cách phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn như lịch sử mua sắm và tương tác trên mạng xã hội. Ví dụ, công ty Amazon ứng dụng AI để theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng, chẳng hạn như việc tìm kiếm các sản phẩm thể thao. Dựa trên thông tin này, AI gợi ý các sản phẩm và ưu đãi liên quan khi khách hàng truy cập trang web, giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Tương tự giải pháp ERP AI mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp bằng cách tích hợp Chat AI thông minh, giúp giải đáp các thắc mắc của nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác. Chat AI có khả năng xử lý và phản hồi ngay lập tức các câu hỏi về quy trình làm việc, chính sách nội bộ, hoặc các vấn đề liên quan đến tài chính, doanh thu. Nhờ đó, nhân viên có thể tập trung vào những việc có chuyên môn cao hơn, giúp tăng hiệu quả làm việc và giảm thiểu gián đoạn trong quá trình vận hành. Không chỉ hỗ trợ truy vấn thông tin, Chat AI còn có thể tư vấn và đưa ra gợi ý dựa trên dữ liệu thời gian thực, góp phần tối ưu hóa quy trình ra quyết định trong doanh nghiệp.

Demo Tính Năng Chat AI Trong Giải Pháp ERP AI AI

2.2 Công nghệ AI trong quản lý tài chính

Công nghệ AI hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính bằng cách tự động hóa quy trình hạch toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo doanh thu và xử lý dữ liệu tài chính một cách nhanh chóng và chính xác. Thay vì phải nhập liệu thủ công, AI có thể tự động ghi nhận giao dịch, xử lý hóa đơn và đối chiếu số liệu. 

Khi tích hợp vào giải pháp ERP, công nghệ AI không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý tài chính mà còn cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và theo dõi biến động thị trường theo thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp dự đoán các xu hướng tài chính một cách chính xác, từ đó ban lãnh đạo có thể chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi trong môi trường kinh doanh và đưa ra quyết định chiến lược kịp thời. Với phần mềm ERP AI doanh nghiệp không chỉ cải thiện khả năng dự báo mà còn tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp toàn diện.

Demo Tính Năng Dashboard Trong Giải Pháp ERP AI

2.3 Công nghệ AI trong quản lý nhân sự

Công nghệ AI trong quản lý nhân sự giúp tự động hóa quy trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, đánh giá hiệu suất và dự đoán nhu cầu nhân sự. AI phân tích dữ liệu để đánh giá tiềm năng phát triển của nhân viên, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quy trình quản lý. 

Ngoài ra, AI còn đề xuất lộ trình phát triển và giúp xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn, đảm bảo doanh nghiệp tuyển chọn và phát triển nhân tài một cách hiệu quả và công bằng hơn.

Hệ thống ERP tích hợp công nghệ AI mang lại sự đột phá trong cách quản lý và vận hành doanh nghiệp. Thay vì quản lý từng bộ phận một cách riêng lẻ như tài chính, nhân sự, khách hàng, sản xuất hay chuỗi cung ứng, giải pháp ERP AI giúp liên kết, quản lý thông minh mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất. 

Đừng để hệ thống quản lý kém hiệu quả trở thành rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp! Nâng tầm vận hành, quản lý thông minh với giải pháp ERP AI giúp tối ưu hóa quy trình, kết nối liền mạch các phòng ban, giảm thiểu chi phí và đột phá hiệu suất, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững.

Tối ưu vận hành, quản lý thông mình với giải pháp ERP AI

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ AI và cách ứng dụng hiệu quả vào quản lý doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về cách giải pháp ERP AI quản trị doanh nghiệp thông minh trên một hệ thống duy nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua 0906 446 977  ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên gia của IRTECH tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu. 

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


Bài viết liên quan

Blog Figure

So sánh Callbot và Chatbot: Đâu là trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp đang dần chuyển mình với những công nghệ thông minh, trong đó Callbot và Chatbot nổi lên như hai trợ thủ đắc lực, giúp nâng cao trải nghiệm, rút ngắn thời gian phản hồi và CSKH. Nhưng đâu mới là giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn? Cùng IRTECH khám phá sự khác biệt để đưa ra lựa chọn thông minh! Xem thêm
Blog Figure

Vai trò của hệ thống ERP trong chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp

Hệ thống ERP liệu có phải là “chìa khóa” giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất trong quá trình chuyển đổi số? Hay chỉ là một khoản đầu tư tốn kém nếu không được triển khai đúng cách? Quan trọng hơn, làm sao để ứng dụng ERP trong chuyển đổi số hiệu quả mà không mắc sai lầm? Hãy cùng IRTECH tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Xem thêm
Blog Figure

Những câu hỏi thường gặp về giải pháp ERP AI

Sau hơn 3 tháng ra mắt, giải pháp ERP AI đã thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp lớn nhỏ, và chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi thú vị xoay quanh vấn đề hướng dẫn sử dụng, các tính năng nổi bật của sản phẩm… Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về ERP AI. Xem thêm
Blog Figure

Xu hướng tích hợp IoT vào Hệ thống quản trị ERP

Tích hợp IoT (Internet of Thing) vào hệ thống ERP đang là phương án được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và tối ưu hóa quản lý nguồn lực. Với khả năng kết nối và thu thập dữ liệu từ hàng loạt thiết bị. IoT đang thúc đẩy ERP vượt ra khỏi các chức năng cơ bản để trở thành một nền tảng thông minh, linh hoạt và hiệu quả hơn. Xem thêm
Blog Figure

Ứng dụng AI trong hệ thống ERP, tăng 20% hiệu suất vận hành

Doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại vào việc quản trị không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn. Hệ thống ERP tích hợp AI với khả năng tự động hóa, phân tích dữ liệu thông minh và tối ưu quy trình, đã giúp nhiều doanh nghiệp gia tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí. Xem thêm
Blog Figure

Phần mềm ERP và CRM – Đâu là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Việc vận hành doanh nghiệp hiệu quả cần cả kỹ năng quản lý và công cụ phần mềm hiện đại như ERP và CRM. ERP đóng vai trò “bộ não”, quản lý toàn bộ hoạt động doanh nghiệp, trong khi CRM tập trung vào xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Mỗi giải pháp đều có sứ mệnh riêng, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để chọn lựa phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!