4 rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần lưu ý
Nội dung bài viết
Thị trường AI đang phát triển nhanh chóng và tỷ lệ các công ty sử dụng AI tiếp tục tăng trưởng cùng với đó. Liệu việc ứng dụng AI trong kinh doanh có phải là con dao hai lưỡi? Vậy đâu là những lợi ích mà AI mang lại cho doanh nghiệp và đâu là những rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh? Cùng IRTECH khám phá ngay nhé!

1. Xu hướng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
Sau đại dịch Covid-19, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là xu hướng xa lạ mà đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Theo thống kê năm 2024, hơn 82% doanh nghiệp toàn cầu đang triển khai hoặc lên kế hoạch tích hợp AI vào hoạt động của mình. Đặc biệt, xu hướng ứng dụng AI trong doanh nghiệp đang bùng nổ trong các lĩnh vực như tài chính, sản xuất, logistics, bán lẻ và chăm sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam, hơn 74% doanh nghiệp đã và đang áp dụng chiến lược số, con số này vượt xa mức trung bình 63% của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển đổi này phản ánh rõ rệt tiềm năng mà ứng dụng AI trong kinh doanh mang lại, không chỉ giúp tối ưu hiệu suất vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mà còn góp phần tăng cường bảo mật dữ liệu trong môi trường kinh doanh số.
Trước sự bành trướng của AI cùng với sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã và đang đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ từ thị trường nội địa mà còn từ các đối thủ quốc tế. Do đó, việc thích nghi với công nghệ không còn là lựa chọn mà là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong kỉ nguyên số.
2. Những lĩnh vực ứng dụng AI trong kinh doanh mang lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp
2.1 Ứng dụng AI trong tuyển dụng nhân sự
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa quy trình tuyển dụng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực và nâng cao trải nghiệm ứng viên, từ đó giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên tài năng phù hợp với vị trí và yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra. Ứng dụng AI trong kinh doanh ở lĩnh vực nhân sự đang thể hiện vai trò thiết yếu. AI được ứng dụng để tự động hóa quy trình tuyển dụng từ khâu thiết kế biểu mẫu đăng ký thân thiện, sàng lọc hồ sơ, đến quản lý cơ sở dữ liệu ứng viên. Công nghệ này có khả năng phân tích hàng trăm hồ sơ chỉ trong vài giây, xác định ứng viên tiềm năng dựa trên tiêu chí cụ thể, đồng thời giảm thiểu sai sót trong quá trình lựa chọn.

Bên cạnh đó, AI hỗ trợ lên lịch phỏng vấn tự động, gửi email nhắc nhở và giải đáp thắc mắc của ứng viên thông qua chatbot. Nhờ đó, doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian tuyển dụng, giảm gánh nặng hành chính cho bộ phận nhân sự và tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược quan trọng hơn như phát triển văn hóa doanh nghiệp và giữ chân nhân tài. Với khả năng phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng tuyển dụng, AI không chỉ giúp doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự phù hợp mà còn xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả, mang lại lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng khốc liệt.
2.2 Ứng dụng AI trong chăm sóc, nâng cao trải nghiệm khách hàng
Theo nghiên cứu từ Forbes, dịch vụ khách hàng là lĩnh vực ứng dụng AI phổ biến nhất, với 56% doanh nghiệp sử dụng AI để tối ưu các quy trình chăm sóc khách hàng. Mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng nhưng để đạt được mục tiêu đó thì việc chăm sóc và duy trì sự hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt. AI không chỉ hỗ trợ trong quá trình bán hàng mà còn giúp nâng cao trải nghiệm sau mua, đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất, từ đó tạo dựng lòng trung thành và thúc đẩy tăng trưởng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một trong những lĩnh vực phổ biến nhất của ứng dụng AI trong kinh doanh. AI không chỉ là một công cụ tự động hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong phân tích hành vi khách hàng, thu thập dữ liệu và cá nhân hóa trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể tận dụng AI để tự động thu thập, phân tích dữ liệu, giúp đội ngũ kinh doanh đưa ra chiến lược chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, AI hỗ trợ soạn email/SMS cá nhân hóa, thiết kế kịch bản chăm sóc khách hàng, chốt đơn nhanh chóng và giải đáp thông tin sản phẩm chính xác. Đặc biệt, một trong những ứng dụng AI trong kinh doanh phổ biến nhất ở lĩnh vực chăm sóc khách hàng là chatbot tự động cho phép phản hồi ngay lập tức các câu hỏi phổ biến giúp 73% doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hỗ trợ khách hàng.
Xem thêm: AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong quản trị doanh nghiệp thông minh
2.3 Ứng dụng AI trong an ninh mạng
Theo Forbes, an ninh mạng và phòng chống gian lận là lĩnh vực ứng dụng AI trong kinh doanh lớn thứ hai với 51% doanh nghiệp đã ứng dụng, chỉ sau dịch vụ khách hàng. AI không chỉ giúp doanh nghiệp phát hiện mối đe dọa bảo mật theo thời gian thực mà còn tự động phản hồi và tối ưu hóa quy trình an ninh.

Phát hiện và ngăn chặn tấn công: Các hệ thống hỗ trợ AI phân tích các tập dữ liệu lớn, nhân diện bất thường theo thời gian thực và dự đoán rủi ro trước khi xảy ra vi phạm bảo mật.
Phản hồi tự động: Khi phát hiện sự cố, AI có thể tự động phản hồi các sự cố bảo mật bằng cách cô lập các hệ thống bị xâm phạm, chặn lưu lượng truy cập độc hại hoặc khởi tạo các quy trình phản hồi sự cố nhanh chóng.
Giảm quy trình trùng lặp: AI còn có thể xử lý các tác vụ bảo mật đơn điệu và lặp đi lặp lại, đảm bảo các biện pháp bảo mật mạng tốt nhất được áp dụng nhất quán mà không có nguy cơ xảy ra lỗi của con người.
Giám sát 24/7: Ngoài ra, các giải pháp an ninh mạng do AI điều khiển cung cấp khả năng giám sát và phân tích lưu lượng mạng, hành vi của người dùng và cảnh báo kịp thời các mối đe dọa tiềm ẩn.
Đánh giá lỗ hổng bảo mật từ xa: Đặc biệt, trong bối cảnh làm việc từ xa ngày càng phổ biến – điều này gây ra lỗ hổng bảo mật. AI hỗ trợ đánh giá lỗ hổng bảo mật từ xa, giúp doanh nghiệp bảo vệ hệ thống khỏi các rủi ro tiềm ẩn.
Trong bối cảnh tấn công mạng ngày càng tinh vi, AI không chỉ nâng cao hiệu quả bảo mật mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tối ưu quy trình và hạn chế vi phạm dữ liệu.
2.4 Ứng dụng AI trong quản lý hàng tồn kho
Nhờ khả năng phân tích dữ liệu lớn, AI có thể dự đoán nhu cầu sản phẩm, tối ưu mức tồn kho và tự động hóa quy trình kiểm kê. Nhờ đó, ứng dụng AI trong kinh doanh tại các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối, sản xuất… giúp doanh nghiệp duy trì mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng thiếu hoặc dư thừa hàng hóa. Tự động hóa quy trình kiểm kê bằng AI giúp theo dõi số lượng hàng hóa theo thời gian thực, giảm thiểu sai sót do con người và tăng độ chính xác trong quản lý kho.

Ngoài ra, AI còn hỗ trợ tối ưu chuỗi cung ứng, đề xuất lịch nhập hàng thông minh, giúp doanh nghiệp tránh gián đoạn và duy trì dòng hàng liên tục. Với khả năng phát hiện bất thường, AI giúp nhận diện gian lận, thất thoát hàng hóa và các vấn đề vận hành ngay từ sớm, đảm bảo doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động kho bãi. Do đó, việc ứng dụng AI trong quản lý hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, giảm chi phí, nâng cao hiệu suất dự báo, tối đa hoá lợi nhuận và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Xem thêm: Giải pháp cho ngành Logistics trong quá trình chuyển đổi số
3. Rào cản của doanh nghiệp khi ứng dụng AI trong kinh doanh
Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp triển khai AI thông qua qua giải pháp từ các nhà cung cấp dịch vụ, việc phát triển hệ thống AI độc lập đòi hỏi nguồn lực tài chính và công nghệ lớn, thường chỉ phù hợp với các tập đoàn có tiềm lực mạnh. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào dịch vụ công nghệ bên ngoài khiến nhiều lãnh đạo lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn khi tích hợp AI vào hoạt động kinh doanh. Dù có tiềm năng vượt trội, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp không ít rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh, bao gồm:
3.1 Rào cản chi phí đầu tư ban đầu cao
Việc triển khai các hệ thống AI trong doanh nghiệp với chi phí đầu tư ban đầu khá cao, doanh nghiệp phải chi trả các khoản phí về phần mềm, phần cứng và đào tạo nhân sự. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì đây chính là rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh lớn nhất khiến họ phải từ bỏ việc ứng dụng AI vào trong kinh doanh. Việc tự xây dựng hệ thống AI chỉ dành cho các tập đoàn lớn có chi phí đầu tư mạnh. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp hiện nay tiếp cận AI thông qua các giải pháp thuê ngoài từ các nhà cung cấp dịch vụ với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao.
3.2 Nhân sự thiếu kiến thức về AI
AI là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu về dữ liệu, thuật toán và cách triển khai vào thực tế. Thiếu kiến thức chuyên môn và không nắm rõ cách hoạt động của AI có thể dẫn đến triển khai sai hướng, lãng phí thời gian và chi phí, ảnh hưởng hiệu quả – trở thành một rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh phổ biến. Tuy nhiên, đây chỉ là rào cản mang tính tâm lý, hoàn toàn có thể khắc phục nhờ các giải pháp AI được tối ưu hóa sẵn. Hiện nay, nhiều nhà cung cấp đã đơn giản hóa AI thành công cụ dùng sẵn và dễ dàng thao tác.
IRTECH là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, cung cấp giải pháp AI toàn diện cho doanh nghiệp. Khi hợp tác, IRTECH không chỉ cung cấp công nghệ mà còn hỗ trợ đào tạo, tư vấn miễn phí, giúp nhân viên hiểu rõ cách ứng dụng AI vào mô hình kinh doanh, tối ưu quy trình và nâng cao hiệu suất vận hành.
3.3 Lo ngại về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư
Theo khảo sát, 28% doanh nghiệp lo ngại AI có thể gây rò rỉ thông tin khách hàng hoặc vi phạm quy định pháp luật. Với khối lượng dữ liệu khổng lồ từ hơn 70 triệu người dùng internet, chỉ một sai sót nhỏ trong triển khai AI cũng có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng hoặc mất lòng tin từ khách hàng. Rủi ro này thường xuất phát từ việc doanh nghiệp hợp tác với nhà cung cấp AI thiếu uy tín, không đảm bảo tính minh bạch và bảo mật. Để tránh nguy cơ mất kiểm soát dữ liệu, doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị công nghệ lớn và đáng tin cậy như IRTECH, FPT, Base, đảm bảo bảo mật chặt chẽ và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư. Nếu để nỗi lo về bảo mật trở thành rào cản khi ứng dụng trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ khó tận dụng Big Data để phân tích hành vi khách hàng, tối ưu chiến lược kinh doanh và duy trì lợi thế cạnh tranh.
3.4 Thiếu liên kết giữa các bộ phận
Việc AI thay thế các nghiệp vụ của nhân sự khiến cho các nhà lãnh đạo lo ngại về sự mất gắn kết giữa đội ngũ, ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Hơn thế nữa họ còn sợ các trợ lý ảo Chatbot giao tiếp với khách hàng một cách máy móc sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, AI không thay thế hoàn toàn con người mà đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ, giúp nhân sự giải phóng khỏi các tác vụ lặp lại để tập trung vào công việc mang tính chiến lược hơn. Theo khảo sát, 68% người tiêu dùng Việt sẵn sàng mua hàng nếu nhận được phản hồi ngay lập tức từ chatbot AI. Điều này chứng minh rằng AI không làm suy yếu quan hệ doanh nghiệp và khách hàng mà còn nâng cao trải nghiệm, giúp doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng bất cứ lúc nào. Không chỉ vậy, AI còn giúp doanh nghiệp phân tích hành vi người dùng, cá nhân hóa trải nghiệm và dự đoán nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ.
Việc ứng dụng AI trong kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất vận hành mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng cường bảo mật. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số rào cản khi ứng dụng AI trong kinh doanh nhưng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp có thể tiếp cận AI thông qua các giải pháp linh hoạt, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả vượt trội. Một trong những lựa chọn tối ưu nhất là hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp AI uy tín theo mô hình thuê ngoài, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu suất cao. Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác công nghệ đáng tin cậy, hãy liên hệ ngay với IRTECH để được tư vấn miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 139 lượt xem