THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Xu hướng ứng dụng công nghệ Chuyển đổi số ngành Logistics 2023

Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cho giao thương – thương mại hàng hóa. Các dịch vụ Logistic, đặc biệt là khai thác Cảng đang dần chuyển đổi sang hình thức kinh doanh số nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và thích ứng với cuộc cách mạng số. Cùng IRTECH tìm hiểu quá trình chuyển đổi số ngành logistics đang diễn ra như thế nào.  

Nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp Logistics

1. Quá trình chuyển đổi số gặp phải nhiều rào cản

Dịch vụ Logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 350 thị trường mới nổi toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởng dự báo cho giai đoạn 2022 – 2027 sẽ đạt mức 5,5%. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia, vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong quý 1/2023 các doanh nghiệp trong ngành đã giảm đáng kể về thu nhập và doanh số. Cụ thể, doanh số của các doanh nghiệp dịch vụ logistic giảm bình quân 15%, và tới nay vẫn chưa thấy được dấu hiệu hồi phục.

Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đang cung cấp từ 2 đến 17 dịch vụ logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng, chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. Khoảng 40% doanh nghiệp dịch vụ logistics đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ. 

Riêng với các doanh nghiệp khai thác cảng, chỉ 5% doanh nghiệp đầu tư công nghệ chuyển đổi số vào quy trình vận hành. Chính vì vậy sự khó khăn trong việc tìm kiếm container rỗng, dịch vụ vận tải; tình trạng kẹt xe tại Cảng vẫn còn tiếp diễn,… khiến cho chủ hàng tốn nhiều thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch.

Ông Lê Quang Trung chia sẻ về những rào cản chuyển đổi số ngành Logistics

Theo ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch VLA, Phó Tổng giám đốc VIMC, đã chỉ ra những rào cản khi triển khai chuyển đổi số ngành Logistics:

  • Thứ nhất, là sự khác nhau trong quy trình của các chủ thể trong giao dịch. Thậm chí ngay trong các đơn vị khai thác Cảng, trong quá trình giao nhận vẫn đang có sự xung đột do sự khác nhau giữa các đơn vị và khác nhau giữa các vùng.
  • Thứ hai, là việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật phù hợp với từng ngành hàng mất nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng. 
  • Thứ ba, là sự thích ứng của các chủ thể khi chuyển đổi mô hình vận hành từ trực tiếp sang trực tuyến. Chẳng hạn như các chủ hàng là bà con nông dân đã quen với cách vận hành cũ, quá trình triển khai và ứng dụng công nghệ  mới sẽ rất khó khăn.
  • Thứ tư, là vấn đề tài chính. Chi phí bỏ ra cho quá trình triển khai chuyển đổi số là rất lớn, bởi cần có sự đầu tư chuyển đổi một cách toàn diện, đồng bộ các trang thiết bị, phần mềm hiện tại của doanh nghiệp.
  • Thứ 5, hành lang chính sách cho chuyển đổi số vẫn chưa đồng bộ, hệ thống dữ liệu chưa thống nhất, hạ tầng chưa hoàn thiện.

Xem thêm: Giải pháp cho ngành Logistics trong quá trình chuyển đổi số

2. Xu hướng tất yếu và những nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số các dịch vụ Logistics 

Nhận thức được những khó khăn hiện tại, cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, là chất xúc tác để bắt đầu hành trình  chuyển đổi số ngành logistics của mình. Bên cạnh đó, các dịch vụ Logistics có liên hệ mật thiết đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế đất nước. Chính vì vậy, kỳ vọng hiện nay là số hóa và tự động hóa các hoạt động Logistics, cùng với sự đồng hành, phối hợp, hỗ trợ, liên kết của tất cả các đơn vị liên quan. 

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cũng triển khai nhiều dự án chuyển đổi số như: Thử nghiệm mô hình mẫu, nhân rộng mô hình ứng dụng và chuyển giao giải pháp eDO (Lệnh giao hàng điện tử) và eBL (Vận đơn điện tử) cho hàng chung chủ (LCL) vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không. 

Ứng dụng công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành Logistics

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng nền tảng số cùng chia sẻ dữ liệu, giúp kết nối các bên trong chuỗi dịch vụ logistics (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho,…). Đồng thời, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ công RPA, AI và Robotics hỗ trợ công việc tại các Cảng và kho hàng. 

3. Cảng điện tử ePort – Hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho ngành hàng hải và Logistics

Giải pháp Cảng điện tử ePort là hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện do IRTech cung cấp, dành cho ngành khai thác cảng và logistics, giúp giải quyết được mục tiêu phối hợp, hỗ trợ, liên kết các thực thể với các giải pháp công nghệ. Hệ sinh thái bao gồm 5 phân hệ: 

  •  Cảng điện tử ePort cho hàng Container
  • Cảng điện tử GTOS cho hàng rời, hàng tổng hợp
  •  Cổng tự động thông minh Autogate đầu tiên cổng thông minh
  •  Giải pháp Quản lý, điều hành nội tại Cảng
  •  Giải pháp tự động hóa IRBOT RPA thực hiện các nghiệp vụ có quy trình, logic cố định

Với Cảng điện tử ePort, lệnh giao nhận và giấy tờ chứng từ được điện tử hóa, khách hàng và các bên liên quan có thể đăng ký và thực hiện dịch vụ online mọi lúc mọi nơi. Tra cứu thông tin dễ dàng, giúp quy trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa diễn ra liền mạch, không gián đoạn. Mô hình giao vận chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang tự động hóa với vé điện tử (QR – code) và lệnh làm cổng tự động. 

Hệ sinh thái Chuyển đổi số Cảng điện tử ePort

Ứng dụng Cảng điện tử ePort giải quyết khó khăn mà ngành vụ Logistics  đang gặp phải, các quy trình khai báo hải quan, thanh toán thuế, dịch vụ quản lý khai thác cảng biển, quản lý hành trình xe vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi,… diễn ra nhanh chóng trên không gian kỹ thuật số. Thời gian giao nhận được rút ngắn, hàng hóa được đưa vào chuỗi cung ứng nhanh chóng đến tay khách hàng. 

Xem thêm: Cảng điện tử ePort – Giải pháp Chuyển đổi số tiên phong chong cho Cảng và ngành Logistics

Không thể phủ nhận, Cảng điện tử ePort là giải pháp công nghệ tháo gỡ khó khăn của ngành dịch vụ Logistics nói chung và ngành khai thác Cảng nói riêng. Với ứng dụng công nghệ trong các quy trình vận hành, giúp giao thương của kinh tế Việt Nam luôn được vận hành xuyên suốt, công tác điều hành và quản lý các hoạt động vận tải hàng hóa cũng đơn giản hơn.

Nếu bạn đang quan tâm về giải pháp chuyển đổi số Cảng điện tử ePort hay  tìm kiếm một đơn vị đồng hành để triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp ngành logistics, liên hệ ngay để được IRTech hỗ trợ tư vấn miễn phí. 

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]

Bài viết liên quan

Blog Figure

Công nghệ đứng sau sự thành công của thế giới di động

Yếu tố mang lại thành công cho TGDĐ thường được đề cập đến ở rất nhiều khía cạnh như: nhân sự, tầm nhìn, quy trình quản lý,  hành trình khách hàng… Tuy nhiên, ít ai đề cập đến các giải pháp công nghệ 4.0, một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của họ. Xem thêm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!