THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ 2020 - 2021, ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT?

Trong xu thế công nghệ 4.0, thị trường phân phối bán lẻ Việt có xu hướng hội nhập và thay đổi mạnh mẽ. Với tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19, đầu tư công nghệ số hóa vào hệ thống phân phối bán hàng là chìa khóa đồng hành quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tại sao phần mềm SaaS là lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp hiện đại?

Bạn có biết rằng SaaS (Phần mềm dạng dịch vụ) đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp hiện đại lựa chọn. Với những ưu điểm vượt trội và ứng dụng sáng tạo cho doanh nghiệp, SaaS đã và đang trở thành công cụ không thể thiếu để giúp tăng năng suất và thành công kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, IRTECH sẽ cho bạn biết hiểu rõ hơn về phần mềm SaaS – đang hot trên thị trường công nghệ quốc tế.

Cải thiện quá trình làm việc với SaaS – Mô hình phần mềm phổ biến cho doanh nghiệp

SaaS là gì?

SAAS (Software as a Service) là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ. Thay vì phải mua và cài đặt phần mềm trực tiếp trên máy tính hoặc máy chủ của mình, người dùng có thể truy cập và sử dụng phần mềm thông qua internet.

Một cách dễ hiểu, SAAS tương tự như việc thuê một căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Bạn không phải mua cả tòa nhà, mà chỉ cần thuê căn hộ sẽ có quyền sử dụng mọi tiện ích và dịch vụ được cung cấp trong tòa nhà. Tương tự, SAAS cho phép bạn thuê và sử dụng phần mềm mà không cần mua toàn bộ hệ thống phần mềm đó.

Với SAAS, người dùng có thể truy cập phần mềm từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, như máy tính, điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Các nhà cung cấp SAAS chịu trách nhiệm quản lý và duy trì phần mềm, bao gồm cập nhật và bảo mật, trong khi người dùng chỉ cần trả phí theo tháng hoặc theo năm để sử dụng dịch vụ.

SaaS – Phần mềm dưới dạng dịch vụ hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây

Theo báo cáo gần đây của McKinsey & Company, các nhà phân tích ngành công nghệ dự đoán sẽ tăng trưởng hơn nữa trong thị trường dịch vụ phần mềm và kỳ vọng thị trường cho các sản phẩm SaaS đạt gần 200 tỷ USD vào năm 2024.

Những ưu điểm của dịch vụ SaaS

Những ưu điểm chính của SaaS – Phần mềm dưới dạng dịch vụ trong việc áp dụng cho doanh nghiệp:

1. Truy cập từ xa và linh hoạt

Dịch vụ SaaS cho phép người dùng truy cập phần mềm từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Điều này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, cho phép làm việc từ xa, hợp tác nhóm và truy cập vào dữ liệu và chức năng của phần mềm một cách dễ dàng. Rất thuận tiện cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu suất làm việc.

2. Cập nhật và bảo mật tự động

Các nhà cung cấp Phần mềm dưới dạng dịch vụ, dễ hiểu hơn là các bên cho thuê phần mềm thường chịu trách nhiệm cung cấp các bản cập nhật và nâng cấp phần mềm. Người dùng không cần lo lắng về việc cài đặt hoặc quản lý các bản cập nhật này. Việc cập nhật tự động này giúp đảm bảo người dùng luôn sử dụng phiên bản mới nhất của phần mềm với các tính năng mới nhất. Đồng thời cũng giảm rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin do dịch vụ SaaS đã được thiết lập sẵn các biện pháp an ninh chuyên nghiệp.

3. Tiết kiệm chi phí ban đầu:

Thay vì phải mua và cài đặt phần mềm trên máy chủ riêng, người dùng chỉ cần truy cập vào Phần mềm dưới dạng dịch vụ SaaS thông qua internet và trả phí theo mô hình thuê bao. Điều này giảm bớt chi phí ban đầu đáng kể, bao gồm cả việc mua sắm phần cứng, cài đặt, cấu hình và duy trì hệ thống.

4. Dễ dàng triển khai và sử dụng:

Với mô hình SaaS, người dùng không cần quan tâm đến việc cài đặt và cấu hình phần mềm. Mọi thứ đã được cài đặt và sẵn sàng sử dụng trên hạ tầng điện toán đám mây. Người dùng chỉ cần đăng nhập và bắt đầu sử dụng phần mềm từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

Xem thêm: Điện toán đám mây là gì? Doanh nghiệp cần chú ý gì khi ứng dụng điện toán đám mây

Lợi ích của Phần mềm dưới dạng Dịch vụ (SaaS)

Ứng dụng của SaaS cho doanh nghiệp

Phần mềm dưới dạng Dịch vụ được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, từ quản lý khách hàng và hợp đồng, đến kế toán, quản lý nhân sự,…Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng của SaaS cho doanh nghiệp:

1. Quản lý tài chính và kế toán

Phần mềm dưới dạng Dịch vụ có cung cấp các giải pháp quản lý tài chính và kế toán cho doanh nghiệp như phần mềm quản lý ngân sách, quản lý hóa đơn và thu chi, quản lý thuế và báo cáo tài chính. Các ứng dụng này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý tài chính, đồng thời đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quy trình kế toán.

Một vài phần mềm quản lý tài chính và kế toán: MISA SME.NET, Fast Accounting, MISA AMIS, Auto Invoice,…

2. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Cung cấp các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, tương tác với khách hàng, quản lý quy trình bán hàng và theo dõi hoạt động kinh doanh. SaaS CRM cung cấp tính năng linh hoạt, truy cập từ xa và tích hợp dễ dàng với các công cụ khác.

Phần mềm quản lý khách hàng phổ biến hiện nay: Base CRM, Bizfly, HubSpot CRM,…

3. Hệ thống quản lý nhân sự (HRM)

SaaS cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự như: công cụ quản lý lịch làm việc, quản lý hồ sơ nhân viên, quy trình tuyển dụng, quản lý lương và phúc lợi. Các công cụ này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin nhân viên, tăng cường tính chính xác trong quá trình tính lương và tăng cường hiệu suất của nhân viên.

Một số phần mềm quản lý nhân sự miễn phí hiện nay: Bravo HRM, DigiiHR, ZOHO,…

Chia sẻ về Doanh nghiệp Việt Nam với SaaS hiện nay

Ứng dụng SaaS Product tại Việt Nam

Tóm lại, SaaS – Phần mềm dưới dạng dịch vụ là một mô hình phổ biến và linh hoạt trong việc cung cấp các ứng dụng phần mềm cho doanh nghiệp dưới hình thức cho thuê. Xu hướng SaaS đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech (công nghệ dành cho doanh nghiệp) trên thế giới, thế nhưng SaaS vẫn còn là thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, cùng với làn sóng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, SaaS chắc chắn trở thành xu thế và cũng là lựa chọn của các doanh nghiệp trong tương lai.

Việc áp dụng SaaS không chỉ giúp giảm bớt chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc, mà còn mang đến tính linh hoạt và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động cốt lõi và phát triển. Với tất cả những ưu điểm và tiềm năng mà Phần mềm dưới dạng dịch vụ mang lại, thì không có lí do gì bạn không nên ứng dụng phần mềm SaaS ngay từ bây giờ.

Xem thêm: 5 công nghệ then chốt trong thời điểm vàng chuyển đổi số

IRTECH hiện là Công ty giải pháp phần mềm cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh tại Việt Nam. Với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, đã và đang triển khai tư vấn và thực hiện rất thành công những giải pháp, ứng dụng, dịch vụ SaaS cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần hiểu thêm về các dịch vụ SaaS, vui lòng liên hệ IRTECH để được giải đáp hoàn toàn miễn phí và tư vấn những giải pháp phù hợp nhất dựa trên tình trạng khó khăn doanh nghiệp của bạn.

Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:

Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH

☎️Tel: 0236 3885 968 – 0903 161 871 (Mr.Bình)

💳 Website: https://irtech.com.vn

📧 Email: [email protected]


  • 563 lượt xem

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ


    Số điện thoại chưa chính xác



    Đăng ký tư vấn miễn phí!