Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trong bối cảnh hiện nay?
Nội dung bài viết
Đại dịch COVID – 19 đang làm thay đổi thế giới, tác động tiêu cực trực tiếp tới kinh tế và thương mại quốc tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần khẩn trương chuẩn bị các chính sách và giải pháp phù hợp để hòa nhập xu hướng chuyển đổi số Việt Nam hiện nay.
1. Đại dịch COVID tạo ra nỗi sợ của doanh nghiệp trên bốn góc độ
Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó nguy cơ sa vào trì trệ hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ như hiện nay mà còn có thể gia tăng.
Thứ hai, đại dịch COVID – 19 đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội, do người dân có tâm lý hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người nhằm tránh khả năng lây nhiễm của dịch. Thị trường tiêu thụ trong nước bị thu hẹp, vì thế các doanh nghiệp đang đối mặt với sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu và chi phí vận chuyển, lưu kho tăng đang là những khó khăn lớn nhất của đại bộ phận doanh nghiệp.
Thứ ba, với tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, mặc dù một số quốc gia đang khẩn trương phát triển tiến tới đưa vắc-xin phòng chống dịch vào sử dụng trong cộng đồng nhưng vẫn làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư và các doanh nhân cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư.
Thứ tư, mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ngưng trệ khi chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyển dịch cơ sở sản xuất nơi khác.
Xem thêm: Thúc đẩy doanh số, quản lý hiệu quả với app doanh nghiệp
2. Hệ lụy đối với khu vực doanh nghiệp Việt Nam
Trong đầu năm 2021, cả nước có hơn 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 1,4% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, còn có 14.7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 44 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Số liệu doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường có xu hướng tích cực, tuy nhiên, những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, phản ánh qua việc số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có sự gia tăng, với 51.496 doanh nghiệp, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 28.349 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 55,1% tổng số doanh nghiệp rút lui.
Doanh thu của khu vực doanh nghiệp giảm, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ giảm nhiều nhất, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Điều này phản ánh sức chống chọi của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quy mô doanh nghiệp. Với tiềm lực tài chính và khả năng thanh khoản của khu vực doanh nghiệp nước ta còn yếu, khi đại dịch COVID – 19 lan rộng và diễn biến phức tạp, gây trì trệ sản xuất làm cho khu vực doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn về vốn cho sản xuất.
Xem thêm: 3 lý do doanh nghiệp cần chuyển đổi số hậu Covid
3. Doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra giải pháp trong đại dịch COVID – 19
Bối cảnh môi trường mong manh nhiều rủi ro do dịch bệnh. Tuy nhiên, rủi ro luôn có hai mặt là: Tác động mang tính tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng; nhìn từ khía cạnh khác thì rủi ro cũng đem đến cơ hội. Cơ hội dành cho những người chuẩn bị và sẵn sàng có đủ khả năng để biến cơ hội đó thành hành động. Đây là thời cơ cho doanh nghiệp tái cấu trúc mạnh mẽ hơn, nhanh hơn để bước vào kỷ nguyên số hóa, xu hướng chuyển đổi số, thay đổi nhìn nhận đâu là giá trị thực phát triển bền vững.
3.1 Chuẩn bị tâm thế “ trường kỳ kháng chiến” với dịch bệnh
Mọi vấn đề đều có rủi ro, nhưng rủi ro không tồn tại mãi mãi mà thay đổi theo bối cảnh. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chiến lược ứng biến theo tuần, theo ngày, xây dựng kịch bản chuẩn bị cho tình huống xấu nhất để chúng ta luôn trong tư thế chủ động trước những sự thay đổi và biến động; tận dụng tối đa cơ hội để tồn tài và trụ vững qua thời gian dịch bệnh.
3.2 Áp dụng công nghệ để hướng đến tầm nhìn xa trong tương lai
Doanh nghiệp cần rà soát môi trường bên trong và bên ngoài để hiểu rõ năng lực của mình, xác định cơ hội và nguy cơ, từ đó có những chiến lược phù hợp với cơ hội hoặc thách thức trong bối cảnh mới là kinh doanh thời kỳ dịch bệnh; chuẩn bị mô hình kinh doanh mới bởi các quy trình, hệ thống, nguyên tắc trước đây có thể chỉ phù hợp trong bối cảnh cũ.
Nhìn xa hơn trong tương lai, những thói quen và nhu cầu thay đổi được hình thành rõ nét hơn theo hướng kỹ thuật số, từ những tác động của đại dịch. Trong đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và phát triển với những kỹ năng cần thiết và kiến thức vững chắc để sẵn sàng cho một tương lai của chuyển đổi số.
Trang bị tư duy, trải nghiệm văn văn hóa đổi mới sáng tạo cùng với sự hỗ trợ của dữ liệu là cơ sở thúc đẩy sự thành công của toàn bộ tổ chức trong nỗ lực chuyển đổi số thành công.
Xem thêm: 5 công nghệ then chốt trong “thời điểm vàng” chuyển đổi số
3.3 Bán hàng đa kênh – thay đổi để thích ứng và tăng trưởng
Sau đại dịch bùng nổ, người tiêu dùng lập tức thay đổi thói quen tiêu dùng: bắt đầu từ việc hạn chế đến các điểm bán hàng truyền thống, chuyển giao dịch trực tuyến, từ “thuận tiện” sang “an toàn”, từ “cân nhắc về giá cả” sang “tình trạng có sẵn của hàng hóa”, từ “mong muốn” sang “nhu cầu thiết yếu”.
Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể nghiên cứu các lựa chọn phù hợp, đọc đánh giá, đưa ra những so sánh về sản phẩm và dịch vụ. Khi tới cửa hàng, người tiêu dùng có thể nhìn, cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng. Cả hai cách đều có những ưu điểm riêng, điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng, khai thác tối đa các kênh trực tuyến, các ứng dụng mobile app doanh nghiệp hỗ trợ bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và tăng cường tích hợp đa kênh.
3.4 Quản trị nhân lực trong giai đoạn khủng hoảng dịch COVID – 19
Các doanh nghiệp đưa ra các chính sách giãn cách, mô hình làm việc từ xa kịp thời để bảo vệ sức khỏe nhân viên và gia đình họ. Chuyển đổi hình thức hoạt động làm việc theo đội nhóm nhỏ nhằm giải quyết và thực hiện một nhiệm vụ chung với mỗi vị trí được thiết lập vai trò rõ ràng. Thiết lập các đội nhóm cho mỗi nhiệm vụ cùng các thức quản trị riêng giúp họ làm việc gắn kết hơn, cùng trao đổi để đưa ra các quyết định một các nhanh chóng.
Xem thêm: Làm thế nào để đương đầu với sự bất ổn?
Việc phân bổ năng lực và người nhân viên nên được thực hiện liên tục để đảm bảo năng lực của họ được ứng dụng và những nhiệm vụ phù hợp và được trao dồi kỹ năng. Và đây cũng là cơ hội để họ có thể thu thập được các góc nhìn tổng quan nhiều chiều hơn và các ý kiến đóng góp phản biện từ các cá nhân đa dạng nền tảng và văn hóa, làm gia tăng và tăng cường sự sáng tạo, đổi mới, học hỏi lẫn nhau để cùng tạo ra những ý tưởng mới.
Đại dịch COVID – 19 là thách thức đối với doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, các chính sách và giải pháp cần thực hiện kịp thời. Với bài viết này IRTECH Việt Nam cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp trang bị đầy đủ để thích nghi với cuộc sống đại dịch.
Mọi thông tin liên hệ và hỗ trợ vui lòng liên lạc:
Công ty Cổ Phần Công Nghệ IRTECH
☎️Tel: 0236 3885 968 – 0906 446 977 (Mr.Hùng)
💳 Website: https://irtech.com.vn
📧 Email: [email protected]
- 939 lượt xem